Australia bắt đầu siết thị thực du học

Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, trong bối cảnh số người nhập cư đạt đỉnh, gây sức ép lớn cho thị trường nhà ở.

Quy định về tiếng Anh cho du học sinh đến Australia sẽ tăng, như công bố của chính phủ vào cuối năm ngoái. Cụ thể, người nộp đơn xin thị thực du học bậc đại học cần đạt IELTS 6.0 thay vì 5.5 như trước. Với bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), yêu cầu là 6.5, cũng tăng 0.5 điểm. Các cơ sở giáo dục đại học, gồm cả đại học và cao đẳng, sẽ bị dừng tuyển sinh viên quốc tế nếu vi phạm.

Ngoài ra, du học sinh phải làm bài kiểm tra mới có tên The Genuine Student Test (Bài kiểm tra sinh viên chân chính - GST), thay thế cho bản tường trình nhập cảnh tạm thời (GTE) cũ, nhằm đảm bảo thị thực được sử dụng cho mục đích học tập. Đơn xin thị thực lần hai của sinh viên nhằm kéo dài thời gian lưu trú sẽ bị giám sát chặt hơn.

"Hành động trong tuần này sẽ tiếp tục kéo mức nhập cư xuống, thể hiện cam kết của chính phủ trong việc khắc phục những tồn tại", Bộ trưởng Nội vụ Clare O'Neil cho biết.

Sinh viên trong khuôn viên Đại học Melbourne. Ảnh: University of Melbourne Fanpage
Sinh viên trong khuôn viên Đại học Melbourne. Ảnh: University of Melbourne Fanpage

Năm 2022, Australia đưa ra nhiều chính sách cởi mở nhằm thu hút lao động sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, làn sóng công nhân và sinh viên nước ngoài, chủ yếu từ Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines, đột ngột tràn vào, tăng áp lực lên thị trường nhà ở.

Theo Cục Thống kê Australia, số người nhập cư ròng đã lên 548.800 vào tháng 9 năm ngoái, tăng hơn 30.000 so với ba tháng trước đó. Dân số Australia cũng tăng 2,5% lên 26,8 triệu người. Tất cả đều là mức tăng lớn nhất từ trước đến nay.

Trong khi đó, theo báo cáo của công ty dữ liệu bất động sản CoreLogic cùng thời điểm, tỷ lệ nhà trống cho thuê trên toàn Australia chỉ còn 1%, cũng là mức thấp kỷ lục.

Chính phủ Australia sau đó liên tiếp có động thái siết thị thực du học, như tăng yêu cầu chứng minh tài chính, cấm các trường cho sinh viên học khóa bổ sung khi chưa hoàn thành chương trình chính đủ sáu tháng, nhằm ngăn chặn việc chuyển đổi thị thực để đi làm.

Dữ liệu thống kê từ Bộ Nội vụ cho thấy, khoảng 19% du học sinh không được cấp thị thực trong nửa cuối năm 2023, cao nhất trong ba năm qua. Với sinh viên Việt Nam, tỷ lệ này là 16%.

Australia là một trong những điểm đến du học được ưa chuộng nhất, sau Mỹ và Canada. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Australia, tính đến hết tháng 10 năm ngoái, nước này có khoảng 768.000 sinh viên quốc tế, đông nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal. Việt Nam có hơn 31.000 du học sinh, xếp thứ 6.

vnexpress.net

Đọc thêm

Thái Lan triệt phá ổ nhóm lừa đảo viễn thông quy mô lớn

Thái Lan triệt phá ổ nhóm lừa đảo viễn thông quy mô lớn

Cảnh sát Thái Lan vừa thu giữ một số lượng thiết bị liên lạc được cho là lớn nhất từ trước tới nay ở nước này để phục vụ mục đích lừa đảo qua điện thoại, sau khi tiến hành đồng loạt các vụ đột kích tại tỉnh Chiang Mai, miền Bắc Thái Lan.
Cảnh sát Brazil cáo buộc cựu Tổng thống Bolsonaro âm mưu đảo chính

Cảnh sát Brazil cáo buộc cựu Tổng thống Bolsonaro âm mưu đảo chính

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 26/11, cảnh sát Brazil đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cựu Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro âm mưu đảo chính, lật ngược kết quả cuộc bầu cử tháng 10/2022, trong đó ông đã thua đối thủ cánh tả - đương kim Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva.
Nguy cơ IS trỗi dậy ở Nam Á và Trung Đông

Nguy cơ IS trỗi dậy ở Nam Á và Trung Đông

Nhóm vũ trang Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh của tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Afghanistan, đã thừa nhận sát hại 10 người tại một ngôi đền của người Hồi giáo Sufi ở tỉnh Baghlan, miền bắc nước này.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới

Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ

Ngày 22/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.