Nông nghiệp

anh-cover-pc-1226.jpg
tit-bai-1-4444.jpg

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.

Unit.png

HƯƠNG KHÊ TIẾN GẦN MỤC TIÊU HUYỆN NTM

Huyện miền núi Hương Khê triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trong điều kiện khó khăn, địa bàn rộng, địa hình nhiều đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp; thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ, lụt; nhận thức về xây dựng NTM của một bộ phận Nhân dân còn hạn chế... Những năm qua, với tinh thần “nâng đầu, đỡ cuối”, toàn tỉnh đã huy động tổng lực các chương trình đỡ đầu, tài trợ, chung sức cùng địa phương vượt khó. Nhờ vậy, đến hết năm 2023, huyện Hương Khê có 20/20 xã đạt chuẩn NTM; 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Hương Trạch, Phúc Trạch, Phú Gia). Trước đó, từ năm 2021, xã Hương Trà đã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

1-9251.jpg
Hương Khê là huyện miền núi, triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trong điều kiện nhiều khó khăn.

Trên “chặng nước rút” năm 2024, Hương Khê đang tập trung thực hiện các tiêu chí cấp huyện có khối lượng công việc lớn. Trong đó, từ đầu năm, 11 tuyến đường huyện với tổng chiều dài hơn 60 km (tổng kinh phí hơn 500 tỷ đồng) được đồng loạt khởi công, xây dựng. Toàn huyện như một đại công trường, gấp rút chạy đua với thời gian. Đến nay, một số tuyến đã hoàn thành, nhà thầu đang huy động tổng lực, bám sát tiến độ thi công các tuyến còn lại… Hệ thống đường ống để cấp nước sạch cho 8 xã (Phú Gia, Hương Trà, Lộc Yên, Hương Long, Phú Phong, Hương Bình, Hương Xuân, Gia Phố) và thị trấn đang được khẩn trương hoàn thành lắp đặt; công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại xã Gia Phố được đẩy nhanh tiến độ…

6-9986.jpg
4-6420.jpg
5-9418.jpg
Các địa phương ở Hương Khê thường xuyên phát động các đợt cao điểm xây dựng NTM.

Mặc dù vào cuộc quyết liệt và có kết quả đáng khích lệ, song khối lượng các công trình hạ tầng thiết yếu cần thực hiện trước mắt của Hương Khê còn nhiều, cần nguồn kinh phí thực hiện lớn. Trong đó, nguồn vốn lớn đã dồn cho các công trình cấp nước tập trung (Nhà máy nước Đá Hàn 17,15 tỷ đồng, Nhà máy nước Hương Lâm 3,7 tỷ đồng, Nhà máy nước Hương Liên 750 triệu đồng) và 7 tuyến đường (ĐH.52, ĐH.53, ĐH.58, ĐH.59, ĐH.50, ĐH.51b, ĐH.52B) do huyện làm chủ đầu tư. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và các sở, ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên áp dụng cơ chế chính sách đặc thù, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh cho các công trình, Hương Khê đang nỗ lực huy động nội lực, tăng thu ngân sách và các nguồn xã hội hóa để sớm triển khai đảm bảo tiến độ.

2-3407.jpg
Toàn huyện Hương Khê thời gian qua như một đại công trường gấp rút chạy đua với thời gian.

Bên cạnh dồn nguồn lực cho các tiêu chí cấp huyện, từ đầu năm 2024 đến nay, Hương Khê chỉ đạo các địa phương tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí cấp xã, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: 2024 là năm cả hệ thống chính trị và người dân Hương Khê tập trung cao nhất cho các mục tiêu xây dựng NTM. Đầu năm huyện phát động và ký kết giao ước thi đua xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; thành lập các đoàn tổ chức kiểm tra, rà soát các tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; định kỳ hằng tháng tổ chức làm việc với các phòng, ngành liên quan và từng nhóm xã, trong đó tập trung vào các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao (Hương Đô, Lộc Yên, Hương Vĩnh, Hương Long), NTM kiểu mẫu (Hương Trạch).

Cùng với tinh thần quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM, các địa phương ở Hương Khê thường xuyên triển khai các đợt cao điểm xây dựng NTM gắn với những mục tiêu cụ thể. Ngoài tiếp tục củng cố các tiêu chí xã NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, nhiều xã đang phấn đấu hướng tới mục tiêu xã đạt chuẩn nâng cao, kiểu mẫu. Về thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch, được hòa mình vào một miền quê trù phú với không khí thi đua sôi nổi của bà con trong từng công trình, phần việc, chúng tôi hiểu rằng, xây dựng NTM đã mang lại những giá trị mới cho người dân xã miền núi. Ông Nguyễn Hữu Sơn - Bí thư Chi bộ thôn Phú Lễ phấn khởi chia sẻ: “Bà con nhân dân đang tập trung chỉnh trang các tuyến đường, vườn mẫu, di dời công trình phụ trợ... nhằm sớm hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu xây dựng thôn thông minh để cùng xã đạt chuẩn kiểu mẫu và cùng huyện đạt chuẩn NTM bền vững”.

7-8474.jpg
Hương Khê đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực.

Ông Nguyễn Thanh Điện - Bí thư Huyện ủy Hương Khê cho biết, với quyết tâm vượt khó đảm bảo đường găng tiến độ, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát, củng cố, duy trì cũng như nâng cấp các tiêu chí, đảm bảo tính bền vững; tiếp tục huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở văn hóa, y tế; tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây…; duy trì phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, tạo môi trường cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp…

ĐẠT CHUẨN BỀN VỮNG, HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU MỚI

Những ngày này, trên khắp các vùng quê huyện Kỳ Anh rộn rã không khí vui tươi, phấn khởi thi đua củng cố, nâng cao các tiêu chí. Cuối tháng 8/2024, huyện được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đạt chuẩn NTM. Thành quả sau 13 năm bền bỉ phấn đấu đang trở thành niềm tự hào, động lực cổ vũ huyện Kỳ Anh tiếp tục tiến bước trên chặng đường mới. Ông Trần Công Toàn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh cho hay, để xây dựng NTM bền vững, tạo đà thực hiện những mục tiêu phía trước, huyện chú trọng củng cố, nâng cao tiêu chí về sản xuất và môi trường. Một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập của người dân là tạo giá trị mới cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Cùng với các vùng sản xuất đã hình thành những năm qua như: lúa, chè công nghiệp, sắn công nghiệp, cam…, huyện mạnh dạn đưa cây dứa vào sản xuất với quy mô lớn. Tháng 3/2024, địa phương bắt đầu trồng với diện tích khoảng 10 ha trên địa bàn xã Kỳ Tân. Dự kiến sau khoảng 14-16 tháng, mô hình sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, sau 10 tháng tiếp theo sẽ cho thu hoạch lứa thứ 2. Tổng sản lượng dứa dự kiến khoảng 60-80 tấn, giá bán khoảng 50 triệu đồng/tấn. Mô hình này tạo thu nhập ổn định cho khoảng 10 lao động thường xuyên và hơn 50 lao động thời vụ với thu nhập khoảng 250-300 nghìn đồng/người/ngày”.

15-7988-7904-7952.jpg
Lãnh đạo tỉnh trao bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM cho lãnh đạo huyện Kỳ Anh.

Không chỉ huyện Kỳ Anh, từ đầu năm tới nay, tất cả các huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2010-2020 tiếp tục bám sát chỉ đạo của tỉnh, tập trung củng cố, nâng chất các tiêu chí, đảm bảo đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, tạo tiền đề hướng tới những mục tiêu cao hơn. Ở nhiều địa phương, phong trào xây dựng NTM được “giữ lửa” với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân; nhiều sáng kiến, cách làm hay được áp dụng đã giải quyết được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

8-4412.jpg
9-7627.jpg
Kỳ Anh đã hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn như: lúa, chè công nghiệp, sắn công nghiệp, cam… Đây cũng là địa phương mạnh dạn đưa cây dứa vào sản xuất với quy mô lớn.

ĐẾN NAY, TOÀN HUYỆN THẠCH HÀ CÓ 29.397/41.254 HỘ CÓ BỐ TRÍ 3 GIỎ/THÙNG CHỨA RÁC VÀ THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC (TỶ LỆ 71,71%); TRONG ĐÓ CÓ 11.759 HỘ CÓ CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP Ủ CHẤT THẢI HỮU CƠ.

Tại huyện Thạch Hà, để giải bài toán về môi trường trong bối cảnh quy mô các nhà máy xử lý rác (ở 3 xã Việt Tiến, Thạch Trị, Thạch Lạc) không đáp ứng nhu cầu, huyện tập trung triển khai công tác phân loại rác tại nguồn. Đến nay, toàn huyện có 29.397/41.254 hộ có bố trí 3 giỏ/thùng chứa rác và thực hiện phân loại rác (tỷ lệ 71,71%); trong đó có 11.759 hộ có công trình, biện pháp ủ chất thải hữu cơ. Nhờ đó, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn là 71,5 tấn/ngày nhưng có đến 32,96 tấn đã được người dân tự xử lý tại hộ. Qua đó, giảm tải rất nhiều cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và giúp các địa phương hoàn thành tốt tiêu chí môi trường. Quan trọng hơn, ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên rõ rệt.

Bà Phạm Thị Danh - thôn Kỳ Sơn, xã Thạch Đài (Thạch Hà) cho hay: “Nếu trước đây, rác hữu cơ và vô cơ được gom chung với nhau rồi bỏ đi, có người còn vứt bừa bãi ra đường, làm mất vệ sinh, cảnh quan môi trường, thì nay, nhờ việc phân loại tại nguồn, rác hữu cơ đã được xử lý thành phân bón, một số rác có thể tái chế được gom lại để bán, lợi rất nhiều đường”.

10-m-7999.jpg
Ý thức bảo vệ môi trường của người dân Thạch Hà được nâng lên rõ rệt.

Ông Ngô Đình Long - Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh cho biết: “Tất cả các huyện đã tập trung chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Theo báo cáo của các địa phương, việc cập nhật để đảm bảo đạt chuẩn mới có một số nội dung khó như: giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, thu nhập, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn... Theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, các địa phương nỗ lực bám sát từng tiêu chí khó, huy động nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành đảm bảo khung kế hoạch”.

12-7264.jpg
13-9543.jpg
14-902.jpg
11-2886.jpg
Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn là một trong những tiêu chí khó với nhiều địa phương trong việc đảm bảo đạt chuẩn mới.

"KHÍ THẾ THI ĐUA SÔI NỔI ĐÃ CUỐN HÚT CHÚNG TÔI THAM GIA TÍCH CỰC TRONG CÁC PHONG TRÀO HIẾN ĐẤT, PHÁ TƯỜNG RÀO, CÂY CỐI ĐỂ MỞ RỘNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN, TRỒNG HÀNG RÀO XANH".
.....................................
Ông Võ Bá Lâm - thôn Thạch Thành, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ)

Trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú, những ngày này, cả hệ thống chính trị huyện Đức Thọ đang vào cuộc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng chất các tiêu chí cấp xã theo chuẩn mới đối với các xã đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao, kiểu mẫu, cùng huyện tiến tới mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao. Niềm tự hào, ý chí bứt phá của vùng đất cách mạng đã được khơi dậy mạnh mẽ trong mỗi người dân, không khí hăng hái thi đua hoàn thành các tiêu chí lan tỏa mạnh mẽ trong từng thôn xóm. Ông Võ Bá Lâm ở thôn Thạch Thành (xã Tùng Ảnh) hồ hởi: “Khí thế thi đua sôi nổi đã cuốn hút chúng tôi tham gia tích cực trong các phong trào hiến đất, phá tường rào, cây cối để mở rộng đường giao thông nông thôn, trồng hàng rào xanh”.

15-6223.jpg
Kết quả xây dựng NTM tại Đức Thọ được lãnh đạo tỉnh đánh giá cao.

Bí thư Huyện ủy Đức Thọ Nguyễn Thành Đồng cho biết: “Đến nay, huyện hoàn thành 5/9 tiêu chí NTM nâng cao (quy hoạch; thủy lợi và phòng chống thiên tai; điện; kinh tế; ANTT, hành chính công). Chúng tôi đang tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực đảm bảo đạt chuẩn các tiêu chí chưa đạt; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, nhất là tiêu chí thu nhập, chất lượng môi trường sống, khu dân cư NTM kiểu mẫu. Đồng thời, phấn đấu có thêm ít nhất 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao để đạt tỷ lệ 50% số xã trên địa bàn đạt NTM nâng cao theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia …

16-7923.jpg
NTM Hà Tĩnh đã trở thành điểm sáng, tạo được ấn tượng cả với bạn bè quốc tế. Trong ảnh: đoàn công tác CHDCND Lào tham quan NTM Hà Tĩnh.

THEO LỘ TRÌNH, ĐẾN CUỐI NĂM 2024, HÀ TĨNH CÓ 100% HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI.

Theo lộ trình, đến cuối năm 2024, Hà Tĩnh có 100% huyện đạt chuẩn NTM. Đây là yêu cầu đầu tiên trong 8 nội dung cần phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đây cũng là tiền đề để bước tới những nấc thang ngày càng cao hơn trong hành trình xây dựng NTM vốn chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Toàn tỉnh đang tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và ưu tiên nguồn lực cho từng nội dung, phần việc, đặc biệt triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đạt bằng được các tiêu chí khó.

Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đưa ra 8 yêu cầu cụ thể. Trong đó, quy định 100% số huyện trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; đối với các huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, phải rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Cùng đó, yêu cầu 100% số thị xã, thành phố trên địa bàn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; ít nhất 40% số xã chuẩn NTM nâng cao...

(Còn nữa)

NHÓM P.V

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.