Nông nghiệp

anh-cover-pc-2200-x-1080-px-1481.jpg
tit-bai-cuoi-9038.jpg

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Unit.png
tit-phu-1-pc-6645.jpg
ong-lam-2-2149.jpg
Ông Trần Nhật Lam - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương

Hà Tĩnh là địa phương còn khó khăn nhưng luôn có cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM, nhờ đó đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, thời gian qua, Hà Tĩnh có nhiều tiêu chí nổi trội hơn so với cả nước như tiêu chí môi trường, cảnh quan. Kết quả này là nhờ sự chủ động ban hành hệ thống cơ chế, chính sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của người dân…

Trên lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã đạt một số kết quả đáng khích lệ. Tiến độ thực hiện của tỉnh có phần vượt trội so với một số địa phương trong vùng. Tuy nhiên, mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp tỉnh là rất khó khăn, cần nguồn lực lớn. Trong khi đó, các huyện, xã phấn đấu đạt chuẩn các loại hình NTM giai đoạn này thuộc tốp cuối của tỉnh, có xuất phát điểm thấp; yêu cầu của tiêu chí ngày càng cao (đặc biệt là các tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, hạ tầng, sản phẩm OCOP…). Vì vậy, đòi hỏi tỉnh cần tập trung tháo gỡ từng việc khó, chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt, cần có giải pháp đột phá hơn nữa để hoàn thành mục tiêu.

11-6678.jpg
Đoàn công tác Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tham quan sản phẩm OCOP 4 sao nước mắm Phú Khương (xã Kỳ Xuân). Ảnh: Dương Chiến

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, Hà Tĩnh cần tiếp tục bám sát Quyết định 321/QĐ-TTg về quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 để rà soát và thúc đẩy lộ trình, gắn với thời gian cụ thể. Trong đó, cốt lõi vẫn là đưa huyện Hương Khê đạt chuẩn NTM trong năm 2024; 2 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2024 (trong đó có 1 huyện tiệm cận kiểu mẫu); 2 thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đối với các huyện, thành phố đã được công nhận đạt chuẩn NTM trước năm 2022, bên cạnh việc duy trì đạt các tiêu chí NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu ở các xã theo Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021-2025 cũng cần gắn với tiến trình xây dựng đô thị văn minh.

Đồng thời, các địa phương cần tập trung hoàn thành xây dựng đô thị văn minh và rà soát đánh giá các huyện, xã đạt chuẩn NTM giai đoạn trước để có biện pháp đảm bảo đạt tiêu chí của giai đoạn 2021-2025. Rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ chương trình xây dựng NTM và đô thị văn minh. Thực hiện tốt cuộc vận động Hà Tĩnh chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh, trong đó tập trung vào các tiêu chí hạ tầng; sớm có những mô hình thực tiễn về đô thị văn minh theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.

Riêng hạ tầng nước sạch, địa phương cần rà soát, phân loại theo quy mô và cấp độ phù hợp với năng lực địa phương và nỗ lực xã hội hóa nguồn lực để thực hiện hiệu quả. Bên cạnh việc phấn đấu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, Hà Tĩnh cần có định hướng về xây dựng NTM trong giai đoạn 2026-2030. Trong đó, những nội dung về tăng trưởng xanh, sinh thái bền vững... cần tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm và thực hiện.

tit-phu-2-pc-3307.jpg
0b6a1695-mm-8667.jpg
Ông Võ Trọng Hải - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh

Mặc dù triển khai nhiệm vụ hoàn thành tỉnh NTM năm 2024 trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng từ đầu năm đến nay, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có sự tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả khá tích cực. Huyện Lộc Hà và huyện Kỳ Anh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023; các địa phương tập trung nâng cấp các tiêu chí trong xây dựng NTM theo bộ tiêu chí mới; 100% phường, thị trấn hoàn thành các tiêu chí xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Đến nay, toàn tỉnh có 181/181 xã đạt chuẩn NTM (đạt 100%), 65/181 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 35,9%); 17/181 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 9,39%). Toàn tỉnh có 10/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (76,9%). Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá, công nhận 347 sản phẩm, trong đó có 247 sản phẩm có hiệu lực chứng nhận OCOP (7 sản phẩm 4 sao và 240 sản phẩm 3 sao).

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình xây dựng NTM như: nguồn lực đầu tư đang rất khó khăn, nhất là việc huy động nguồn cho xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, cụ thể là việc thiếu kinh phí thực hiện các tiêu chí hạ tầng cho các huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao…

15-6223-5818-5319.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải - Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh cùng đoàn công tác đi kiểm tra, làm việc với huyện Đức Thọ về tiến độ xây dựng NTM và đô thị văn minh. Ảnh: Dương Chiến

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt, thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của hệ thống chính trị cơ sở gắn với vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; phát huy cao vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của người dân; tập trung phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vững. Cần rà soát tổng thể các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình xây dựng NTM, các nghị quyết, nghị định, chỉ thị, công điện, thông báo kết luận của Trung ương, của tỉnh để có sự tập trung, trọng điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất, góp phần cùng tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2024 cơ bản đạt các yêu cầu về hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu NTM giai đoạn 2021-2025 cần đảm bảo thực chất, hiệu quả và bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu, không chạy theo thành tích; các địa phương sau khi đạt chuẩn tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình thực hiện, địa phương, đơn vị nào thiếu tập trung trong chỉ đạo, không hoàn thành phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Kết quả xây dựng NTM là tiêu chí quan trọng trong xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và thi đua hằng năm của tổ chức, người đứng đầu địa phương, đơn vị.

tit-phu-3-pc-87.jpg
ctmt-tran-nhat-tan-2-9731.jpg
Ông Trần Nhật Tân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Có thể khẳng định, thời gian qua, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” do MTTQ chủ trì, phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên đã được triển khai với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả thiết thực. Các hoạt động cụ thể, sát với đoàn viên, hội viên như: tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, phát động các đợt thi đua cao điểm có kế hoạch, khối lượng cụ thể, chú trọng phát huy vai trò của trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư, vai trò chủ thể của người dân, để “dân biết”, được thảo luận, bàn bạc và quyết định hoặc gián tiếp quyết định thực hiện các đề án, kế hoạch, quy hoạch gắn với quá trình xây dựng NTM.

Các đợt thi đua đã huy động được các lực lượng và Nhân dân tham gia xây dựng NTM; khơi dậy tinh thần thi đua giữa các khu dân cư, thôn, xã, từ đó tạo động lực để xây dựng thôn xóm, làng xã ngày càng xanh - sạch - đẹp, đời sống người dân ngày một nâng cao. Đồng thời, luôn chú trọng phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và tiêu chí xây dựng NTM tại địa phương.

Qua thăm dò sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM tại các địa phương cho thấy, Nhân dân đánh giá rất cao những nội dung như: sự vào cuộc, gương mẫu, nêu gương của người đứng đầu, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; sự quan tâm của cả hệ thống chính trị đối với các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo đối tượng yếu thế, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo; sự ưu tiên nguồn lực cho xây dựng NTM, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất giúp người dân nâng cao thu nhập.

8-9427.jpg
Bức tranh nông thôn mới xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân. Ảnh: Đậu Hà

Vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới là cần có các giải pháp, chính sách hữu hiệu hơn, sát đúng hơn để duy trì, phát huy các thành quả đã đạt được và “chuyển giai đoạn” theo hướng hỗ trợ, đồng hành để người dân có cuộc sống tốt hơn, được hưởng những phúc lợi trong giáo dục, y tế, nước sạch... đầy đủ hơn, tổ chức sản xuất hiệu quả hơn; tiếp tục phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, “xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc” gắn với phát huy hiệu quả khu dân cư NTM kiểu mẫu, tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu và giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh.

NHÓM P.V.

Ngoài 5 tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương), đến nay, có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó, 15 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn NTM và 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 288 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, trong đó, 8 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; có 6.274/8.162 số xã được chủ tịch UBND cấp tỉnh ký quyết định đạt chuẩn NTM (chiếm 77%), trong đó, có 2.115 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 463 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.