Bài học nghiệp vụ từ những phiên toà rút kinh nghiệm

(Baohatinh.vn) - Các ý kiến góp ý rút kinh nghiệm sau phiên toà giúp kiểm sát viên thấy được ưu điểm, thiếu sót trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

Sáng 27/6, TAND huyện Thạch Hà phối hợp với Viện KSND cùng cấp tổ chức phiên toà trực tuyến rút kinh nghiệm 2 cấp xét xử vụ án "Buôn bán hàng cấm" đối với các bị cáo: Hoàng Thị Minh (SN 1966), Nguyễn Đức Sơn (SN 2001) và Nguyễn Đức Chinh (SN 1994), cùng trú tại thị trấn Thạch Hà. Phiên toà được kết nối đến các điểm cầu thành phần gồm Trại Tạm giam Công an tỉnh, TAND tỉnh và 12 toà án cấp huyện để tổ chức họp rút kinh nghiệm.

IMG_7730.JPG
Kiểm sát viên Viện KSND huyện Thạch Hà theo dõi phiên xử vụ "Buôn bán hàng cấm"

Về phía ngành KSND, ngoài kiểm sát viên Nguyễn Anh Quý đảm nhận vai trò kiểm sát xét xử tại phiên tòa còn có lãnh đạo, kiểm sát viên, kiểm tra viên Viện KSND huyện Thạch Hà…

Tại phiên tòa, kiểm sát viên Nguyễn Anh Quý đã kiểm sát việc tuân theo pháp luật của hội đồng xét xử và người tham gia tố tụng là đúng luật định. Người thực hành quyền công tố tham gia xét hỏi bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhằm làm rõ nội dung của vụ án, chứng cứ và hành vi phạm tội… làm cơ sở để phát biểu quan điểm giải quyết phù hợp.

Sau khi phiên tòa kết thúc, Viện KSND 2 cấp đã tổ chức phiên họp rút kinh nghiệm dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Tiến Dũng – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm (Phòng 7 – Viện KSND tỉnh). Các ý kiến đóng góp đã đưa ra nhận xét, đánh giá về kết quả tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm đối với đồng chí Nguyễn Anh Quý.

IMG_7754.JPG
Kiểm sát viên Nguyễn Anh Quý công bố bản cáo trạng.

Theo đó, kiểm sát viên được phân công đã thể hiện tốt vai trò, góp phần nâng cao chất lượng phiên tòa rút kinh nghiệm 2 cấp. Phiên tòa diễn ra theo đúng thời gian quy định, công tác chuẩn bị được thực hiện chu đáo; thu hút được đông đảo người dân đến theo dõi nên có tính tuyên truyền giáo dục cao. Mức án đã tuyên là phù hợp, có tác dụng cải tạo, giáo dục đối với các bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung.

z5644417179437_fcbd5f43cd4f56940c57f0dfe2802c37 (1).jpg
Kiểm sát viên Tôn Đức Phong (Viện KSND tỉnh) trong lần tham dự phiên toà rút kinh nghiệm.

Trước đó, vào ngày 25/6, TAND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến đến TAND cấp cao tại Hà Nội và TAND 28 tỉnh, thành phố khác về vụ án “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với bị cáo Phan Đình Bình (SN 1973, trú huyện Hương Khê).

Anh Tôn Đức Phong (Viện KSND tỉnh) – kiểm sát viên trực tiếp tham gia thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên toà trao đổi: “Công tác chuẩn bị cho phiên toà rút kinh nghiệm có sự đầu tư kỹ lưỡng từ các bên liên quan, đặc biệt là kiểm sát viên trực tiếp. Nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án, tôi đã dự kiến về trình tự, diễn biến phiên toà; lập đề cương xét hỏi cũng như các vấn đề bị cáo, luật sư tranh luận. Trong quá trình xét xử, tôi đã tiến hành kiểm sát việc điều hành phiên toà, làm rõ các vấn đề còn mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo…”.

TAND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa tổ chức phiên toà trực tuyến rút kinh nghiệm đầu tiên, xét xử Nguyễn Văn Công (SN 1990) về tội "Trộm cắp tài sản".

TAND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa tổ chức phiên toà trực tuyến rút kinh nghiệm đầu tiên, xét xử Nguyễn Văn Công (SN 1990) về tội "Trộm cắp tài sản".

Cũng trong tháng 6, Viện KSND TP Hà Tĩnh đã phối hợp với TAND cùng cấp tổ chức thành công phiên tòa rút kinh nghiệm đối với vụ án về “Tranh chấp hợp đồng xây dựng”. Tại phiên tòa, kiểm sát viên đã chủ động tham gia hỏi các đương sự để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án; trình bày bài phát biểu phản ánh đầy đủ việc chấp hành pháp luật của thẩm phán, hội đồng xét xử và của những người tham gia tố tụng; thể hiện rõ quan điểm của viện kiểm sát về giải quyết nội dung vụ án một cách toàn diện và đúng quy định. Viện KSND TP Hà Tĩnh cũng đã tổ chức họp rút kinh nghiệm trong toàn thể đơn vị. Với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn và mang tính xây dựng các kiểm sát viên, kiểm tra viên tham dự phiên tòa đã phát biểu đóng góp nhiều ý kiến.

Ngoài các đơn vị kể trên, các đơn vị đã phối hợp tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm trực tuyến như: Viện KSND TX Kỳ Anh xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Viện KSND TX Hồng Lĩnh xét xử vụ “Tàng trữ trái phép chất ma túy”… Tại buổi họp rút kinh nghiệm sau phiên tòa, các ý kiến tham gia đóng góp đã giúp kiểm sát viên trực tiếp xét xử thấy được những ưu điểm, thiếu sót trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án. Từ đó nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ thẩm vấn, kỹ năng tranh luận, xử lý các tình huống phát sinh tại phiên tòa.

cdfbf118fdaf5ff106be-2.jpg
Kiểm sát viên trực tiếp trong phiên toà lưu động rút kinh nghiệm xét xử các vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Trộm cắp tài sản" do Viện KSND huyện Kỳ Anh phối hợp tổ chức vào sáng 16/7.

Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nguyễn Văn Đức cho biết: “Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm được coi là giải pháp đột phá, hữu hiệu để nâng cao bản lĩnh, kỹ năng của kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa, đảm bảo chất lượng xét xử các vụ án, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp. Qua kết quả tổ chức các phiên toà rút kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của kiểm sát viên đã được nâng lên rõ rệt.

Phiên tòa rút kinh nghiệm cũng giúp lãnh đạo các đơn vị đánh giá được thực chất những ưu điểm, tồn tại hạn chế của kiểm sát viên trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa. Qua đó đề ra các biện pháp, giải pháp cụ thể nhằm không ngừng nâng cao vai trò, vị trí, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của kiểm sát viên viện KSND hai cấp tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu về chiến lược cải cách tư pháp.”

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Pháp luật không có… “giá như”

Pháp luật không có… “giá như”

Nhận ra sai lầm cũng là lúc Đặng Xuân Hùng và các bị cáo còn lại (cùng trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) phải đối diện với pháp luật. Mọi sự “giá như” giờ đây đều trở nên vô nghĩa.
Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Luật TNHH Hà Châu (số 02H, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh) không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng; trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho người dân.
Buôn pháo... giá đắt!

Buôn pháo... giá đắt!

Nghe xong phần tuyên án từ TAND TP Hà Tĩnh, Nguyễn Tiến Lực (trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) như chết lặng. Mọi sự ăn năn giờ đây chẳng thể nào cứu nổi bị cáo khỏi chốn tù tội.
“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

Anh Điện Văn Hưng (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong các hoạt động kinh doanh đường phố, thường xuất hiện khái niệm “bảo kê”. Vậy, người thực hiện hành vi “bảo kê” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?