(Baohatinh.vn) - Theo chuyên gia, Hà Tĩnh cần thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế số, đặc biệt là các ngành viễn thông, nông nghiệp, du lịch…
Sáng 19/12. Sở KH&CN phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu, diễn giả tập trung thảo luận, trao đổi về một số kinh nghiệm phát triển kinh tế số tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh; giới thiệu tổng quan về các bộ tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế số và áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; kinh tế số và tác động của kinh tế số đến năng suất trên địa bàn Hà Tĩnh; thảo luận những kết quả ban đầu về kinh tế số tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh…
Theo đó, các chuyên gia cho rằng, kinh tế số lõi có đặc thù riêng, chủ yếu đến từ ngành viễn thông; vì vậy, Hà Tĩnh có thể thu hút các doanh nghiệp trong các ngành phần cứng ICT như máy vi tính, điện thoại,…, đặc biệt các doanh nghiệp FDI. Nhờ vậy, có thể giúp Hà Tĩnh tăng quy mô kinh tế lõi, cũng như quy mô kinh tế số toàn tỉnh.
Cùng đó, việc thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành kinh tế truyền thống là mục tiêu quan trọng của quá trình chuyển đổi số, nhằm lan tỏa tác động tích của kinh tế số đến toàn nền kinh tế. Trong các ngành kinh tế truyền thống, nông – lâm nghiệp là ngành có triển vọng và xu hướng phát triển khá ổn định, điều này cho thấy thế lợi về nông nghiệp của tỉnh. Bởi vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Đồng thời, du lịch là thế mạnh của Hà Tĩnh và cũng đang được hỗ trợ nhờ các hoạt động kinh tế số, cần tiếp tục thúc đẩy nhằm gia tăng đóng góp kinh tế số trong du lịch.
Ngoài ra, thương mại điện tử cần tiếp tục được thúc đẩy thông qua hình thức thanh toán online; thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, đồng thời trang bị các kỹ năng số cho người lao động trong doanh nghiệp...
Chương trình tập huấn giúp đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Hà Tĩnh nâng cao năng lực trong công tác vận hành, góp phần đảm bảo an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị.
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng vừa được Chính phủ ban hành, các tài khoản mạng xã hội phải được xác thực số điện thoại mới được hoạt động.
17 năm kể từ khi ra mắt lần đầu, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, Apple vẫn tiếp tục lập kỷ lục về doanh số bán iPhone trong kết quả tài chính mới nhất.
Hà Tĩnh là 1 trong 3 địa phương có tỷ lệ hồ sơ đồng bộ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia cao nhất và là 1 trong 14 địa phương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc.
Xây dựng thôn thông minh, hướng đến mục tiêu nông thôn mới thông minh được xác định là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn tại TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số, sáng tạo ứng dụng số để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động.
Trung tâm VHTT Cẩm Xuyên và cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở năm 2024.
Hà Tĩnh sẽ tập trung cao cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nắm bắt, triển khai hiệu quả sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.
Sau 10 ngày, cuộc thi trực tuyến về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 đã thu hút 62.846 lượt thi, trong đó có 11.994 lượt trả lời đúng tất cả câu hỏi.
Sở Công thương Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phát động Tháng tiêu dùng số, khuyến khích người dân tiếp cận và mua sắm an toàn trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã được đăng ký với Bộ Công thương.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sẽ ra quân đồng loạt "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số" từ 1-10/10.
Cuộc thi do Sở TT&TT Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức sẽ diễn ra trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh từ 8h ngày 27/9/2024 đến 14h ngày 6/10/2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan Trung ương và các địa phương nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến; phải cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Qua buổi trao đổi, đoàn công tác Báo Hà Tĩnh thu nhận được những kinh nghiệm quý trong công tác quản lý, nhất là việc xây dựng định mức kinh tế kỹ, cơ chế đặt hàng, chuyển đổi số báo chí.
Công nghệ 5G SA sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái 5G, tạo điều kiện chuyển dịch sang các công nghệ hiện đại tại Việt Nam, mở ra cơ hội cung cấp nhiều ứng dụng mới giúp giải quyết các thách thức cho người dùng và doanh nghiệp.
Khi người trẻ ưa tiện lợi thích đi chợ online, mua sắm trên sàn TMĐT, Trung Quốc cố gắng cải tạo các chợ đồ sống cũ với bảng LED, cân thông minh AI, hỗ trợ thanh toán điện tử...
Giáo sư Tùng Bùi từ Đại học Hawaii cho rằng doanh nghiệp Việt không có nhiều tiền để xây dựng cỗ máy AI, nhưng có thể áp dụng AI để tăng giá trị cạnh tranh.
Việc triển khai Đề án 06 trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển KT-XH, mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Với căn cước công dân gắn chip, khách hàng có thể tự xác thực sinh trắc học bằng ứng dụng giao dịch trực tuyến, nếu không có phải tới trực tiếp ngân hàng.
Chuyển đổi số báo chí không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về công nghệ mà còn là sự thay đổi trong cách thức tiếp cận, sản xuất và phân phối nội dung. Nội dung số trở thành yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của báo chí hiện đại. Vấn đề này đang được Báo Hà Tĩnh đẩy mạnh và bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ nét.
Hoạt động đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Hà Tĩnh ra đời như một tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 và mang lại nhiều cơ hội học tập cho sinh viên.