Bao giờ rừng lại xanh tươi!?

(Baohatinh.vn) - Hơn 67 ha rừng bị thiêu trụi, giá trị thiệt hại hơn 3,2 tỷ đồng là con số các ngành chức năng tính toán được trong vụ cháy rừng khủng khiếp ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đến bao giờ mảnh rừng ấy lại xanh tươi, trở thành “tấm khiên” vững chắc che chở cho con người lại là bài toán khó, chưa có lời giải.

Rừng bị cháy và "nỗi đau"" không dứt

Bao giờ rừng lại xanh tươi!?

Khu vực bị cháy bắt đầu từ tiểu khu 90, thôn 7, xã Xuân Hồng.

Vụ cháy rừng kinh hoàng xảy ra tại huyện Nghi Xuân từ ngày 28/6 - 30/6/2019 để lại hậu quả khá nặng nề. Khó có thể đưa ra con số chính xác, nhưng chi phí của hàng chục phương tiện chuyên dụng phục vụ cho việc chữa cháy và công sức của hơn 7.000 lượt người tham gia đẩy đuổi “giặc lửa” cũng lên đến hàng tỷ đồng.

Bao giờ rừng lại xanh tươi!?

Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp...

Đặc biệt, theo tính toán của các cơ quan chức năng, trong số diện tích 92,4 ha thuộc 2 tiểu khu 90 (Xuân Hồng) và 92A (thị trấn Xuân An) có đến 67,1 ha rừng bị thiêu trụi, thiệt hại lên đến 3,2 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn diện tích (85,4 ha) thuộc chủ rừng là Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, số còn lại thuộc sở hữu của Công ty Xăng dầu Thanh Vân và một số hộ dân bỏ vốn trồng.

Quyền Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân Trần Thanh Tường khẳng định: “Khả năng phục hồi số diện tích rừng bị cháy chỉ đạt khoảng 30%. Tuy nhiên, để có con số tương đối chính xác thì nhanh nhất cũng phải đến ngày 18/8 năm nay mới có câu trả lời. Lúc đó, những khu vực không thể phục hồi, chủ rừng sẽ lập hồ sơ xin thanh lý, tận thu sản phẩm và đề xuất phương án thay thế”.

Bao giờ rừng lại xanh tươi!?

...với hơn 7.000 lượt người tham gia đẩy đuổi “giặc lửa”.

Những giải pháp "hồi sinh"

“Số tiền thiệt hại là lớn, nhưng chẳng là gì nếu so với lợi ích từ khu rừng mang lại. Bởi rừng ở Nghi Xuân chủ yếu là rừng thông, có tuổi đời trên 50 năm nên khả năng phòng hộ rất tốt. Rừng chính là những “tấm khiên” vững chắc che chở cho con người khi mưa lũ tràn về” – Trưởng Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh Nguyễn Phi Quỳnh chua xót cho hay.

Hiện tại, lực lượng kiểm lâm cùng bảo vệ rừng đang tăng cường tuần tra canh gác, trực chốt 24/24h để theo dõi thường xuyên khu vực rừng bị cháy, xem xét khả năng phục hồi và ngăn chặn những người dân lợi dụng cơ hội vào chặt phá.

Bao giờ rừng lại xanh tươi!?

Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường tại nhà đối tượng gây ra cháy rừng...

Điều đáng nói, việc khắc phục chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như tính mạng và tài sản của người dân khu vực cận kề, đặc biệt trong mùa mưa lũ, bởi khu rừng đã mất khả năng phòng hộ.

Tới đây, phần diện tích rừng bị cháy sẽ được thay thế bằng cây keo để sớm phủ xanh cũng như tăng khả năng chống xói mòn, bởi loại cây này sinh trưởng khá nhanh. Về lâu dài, chủ rừng sẽ đề xuất các cấp có thẩm quyền cho phép thay thế bằng các loại cây bản địa phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng như: Dẻ, chân chim, thành ngạnh, bời lời…

Bao giờ rừng lại xanh tươi!?

...đo đếm mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Tuy nhiên, “dù có nỗ lực làm “sống lại” những khu vực bị cháy thì khả năng hồi phục đảm bảo đúng chức năng phòng hộ của rừng cũng kéo dài đến gần 10 năm nữa mới hoàn tất. Đó cũng chính là thiệt hại không thể "đong đếm được" - ông Quỳnh nói.

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.