Bão số 9 làm hơn 2.500 nhà sập, lở đất chôn vùi 53 người

Nghiêm trọng nhất là xảy ra vụ lở đất khiến 55 người mất tích ở hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Trong đó có 53 người ở huyện Nam Trà My và 2 người ở huyện Phước Sơn.

Bão số 9 làm hơn 2.500 nhà sập, lở đất chôn vùi 53 người

Mở đường vào điểm sạt lở ở huyện Nam Trà My, Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG

Sáng 29-10, theo báo cáo của Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 9, cơn bão đã làm người 2 chết.

Nghiêm trọng nhất là xảy ra vụ lở đất khiến 55 người mất tích ở hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Trong đó có 53 người ở huyện Nam Trà My và 2 người ở huyện Phước Sơn. Mưa bão cũng làm bị thương 28 người.

Ngoài ra, 2.527 nhà sập, 88.591 nhà tốc mái, 1 cầu treo tại Kon Tum và 2 cầu tại tỉnh Bình Định bị cuốn trôi. Sạt lở gây ách tắc giao thông tại 14 điểm trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Đường Hồ Chí Minh bị sạt lở, chia cắt hoàn toàn tại Km1353+5 thuộc địa phận huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Hiện ở Quảng Ngãi đang bị ngập lụt 1-2m tại các khu vực trũng, thấp thuộc 29 phường, xã của các huyện, TP Quảng Ngãi ở ven các sông Trà Khúc, Vệ, Trà Câu. Tỉnh Quảng Ngãi đã sơ tán 6.081 nhà/16.829 người khu vực ngập sâu đến nơi an toàn.

Còn tại tỉnh Kon Tum ngập lụt gây chia cắt 2 thôn/259 hộ/1.225 người tại xã Ngọk Réo, huyện Đắk Hà và một số khu vực trũng thấp.

Theo tin lũ khẩn cấp trên sông Vu Gia của Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ dự báo lũ kèm kịch bản xả lũ thủy điện Đăk Mi 4 xả tràn: 11.400 m3/s. Do đó mực nước trên sông Vu Gia tại trạm Ái Nghĩa có khả năng lên mức 10,3m, trên BĐ3: 1,3m (dưới mức lũ lịch sử năm 2009 là 0,47m).

Ban chỉ đạo TW về PCTT đã tổ chức tính toán, phối hợp, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam đã vận hành hệ thống liên hồ chứa và đã tham gia cắt lũ, giảm ngập cho vùng hạ du.

Theo HỮU KHÁ/tuoitre.vn

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).