Điều đáng bàn nữa là khi xử phạt, rất nhiều tiểu thương trong chợ tập trung xin bỏ qua cho chủ cơ sở này với lý do: Hàn the rất nhiều người dùng, đặc biệt là trong bánh đúc, hầu hết đều sử dụng.
Đội quản lý thị trường số 7 niêm yết số giò, chả có sử dụng chất cấm hàn the tại chợ thị xã Kỳ Anh để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật
Trong chuyến giám sát về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại chợ thị xã Kỳ Anh do Ban Văn hóa - Xã hội phối hợp với Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh tiến hành vào trung tuần tháng 1/2018, có 3 mẫu giò, nem, chả ở một quầy hàng đã được test nhanh và cho kết quả dương tính với hàn the (chất cấm sử dụng trong thực phẩm) ở mức độ đậm đặc.
Trước đó, tại Cẩm Xuyên, Công an huyện cũng đã phát hiện 4 cơ sở sản xuất bánh đúc, bánh ngọt có sử dụng hàn the: Cơ sở sản xuất của chị Phạm Thị Nhàn (chợ Hôm, Cẩm Nhượng), Nguyễn Thị Thu (tổ dân phố 9, thị trấn Cẩm Xuyên), Hồng Thị Hà (tổ dân phố 8, thị trấn Cẩm Xuyên) và Bùi Thị Hương (thôn Thiện Nộ, Cẩm Quan). Công an huyện Cẩm Xuyên đã thu giữ 1,3 kg hàn the tại các cơ sở này.
2 chủ cơ sở kinh doanh, chế biến bánh ngọt, bánh đúc sử dụng hàn the bị Công an huyện Cẩm Xuyên phát hiện.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh cho biết: Qua giám sát tại một số địa phương về công tác đảm bảo ATVSTP thì việc sử dụng chất cấm rất đáng lo ngại. Vẫn còn nhức nhối tình trạng người sản xuất đầu độc sức khỏe người tiêu dùng. Cơ quan chức năng chưa kiểm soát được. Ở TX Kỳ Anh, cơ quan chức năng báo cáo là không còn tình trạng sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm nhưng thực tế, đoàn kiểm tra lại phát hiện rõ những sai phạm. Ở chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), khi đoàn kiểm tra đến thì hầu hết các hàng bánh đúc, giò, chả đều đóng cửa. Rất nhiều người dân còn đối phó, chưa phối hợp với cơ quan chức năng trong việc đảm bảo ATVSTP…
Hàn the có tên hóa dược là Borax - được sử dụng trong sản xuất các loại chất tẩy rửa, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu, dùng làm men thủy tinh, men gốm và làm cứng đồ gốm sứ; thuộc chất cấm trong sử dụng chế biến thực phẩm. Việc người SXKD thực phẩm sử dụng hàn the để chế biến, bảo quản thực phẩm đã và đang gây nguy hại không nhỏ tới sức khỏe người tiêu dùng. Theo các chuyên gia, hàn the khi sử dụng được đào thải phần lớn qua nước tiểu (80%), qua tuyến mồ hôi (3%), qua phân (1%), còn lại tích lũy trong cơ thể (16%), tập trung nhiều nhất ở gan và não, rồi đến tim, phổi, dạ dày, thận, ruột…
Cán bộ Chi cục ATVSTP tỉnh lấy mẫu làm kiểm nghiệm bằng phương pháp test nhanh với chất hàn the.
Ăn nhiều hàn the sẽ có hiện tượng khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, co cứng cơ, ban đỏ da, màng niêm dịch, sốc trụy tim… gây ngộ độc mãn tính, nặng hơn còn có nguy cơ làm thoái hóa cơ quan sinh dục. Trẻ em và trẻ sơ sinh nếu uống nhầm acid boric 1-2g/kg thể trọng thì sẽ chết sau 19h đến 7 ngày. Với lượng 15 gram hàn the, có thể gây ngộ độc cấp tính và tỷ lệ tử vong sẽ chiếm 50%.