Bé trai 4 tuổi chống chọi với bệnh ung thư máu

(Baohatinh.vn) - Căn bệnh ung thư máu hành hạ suốt 4 năm trời khiến sức khỏe của em Đặng Hoàng Phúc (SN 2020, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) suy kiệt, gia đình trở nên túng quẫn.

Ghé thăm gia đình bà Nguyễn Thị Thùy (SN 1971), trú tại thôn 5, xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, cảnh hai đứa trẻ thơ dại liên tục khóc đòi mẹ khiến không khí càng trở nên ngột ngạt. Từ ngày con dâu đưa cháu đầu đi điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội), ông bà phụ trách chăm nom hai đứa cháu nhỏ, đứa lớn 4 tuổi, cháu còn lại mới lên 1.

F3.png
Bà Thùy chăm hai cháu nội khi con dâu cùng đứa cháu đầu điều trị tại Hà Nội.

Năm 2018, con trai bà Thùy là anh Đặng Văn Thái (SN 1994) kết hôn với chị Nguyễn Thị Hoa Mai (SN 1994). Sau khi kết hôn, anh Thái và chị Mai cùng đi xuất khẩu lao động tại Thái Lan. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, chị Mai mang thai nên trở về nước nhằm thuận tiện cho việc sinh con.

Năm 2020, chị Mai sinh đôi 2 con đầu lòng là cháu Đặng Hoàng Phúc và Đặng Hoàng Đức. Thời điểm này, công việc của anh Thái tại Thái Lan cũng không thuận lợi, do đó, anh trở về để chăm lo cho vợ và con nhỏ. Để kiếm thêm thu nhập, anh chị vừa làm ruộng, vừa bán hàng online, nguồn thu nhập bấp bênh chỉ từ 100.000 - 150.000 đồng/ngày.

Những tưởng cuộc sống bình yên cứ thế trôi qua, nhưng đến tháng 5/2022, cháu Phúc xuất hiện những cơn sốt triền miên, hạch nổi khắp cơ thể. Lo chuyện chẳng lành, gia đình đưa cháu ra Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) điều trị. Tại đây, cháu được kết luận mắc chứng bệnh lơ xê mi cấp dòng lympho thể L2 - bệnh lý ác tính có tính chất dòng của tế bào gốc sinh máu (hay còn gọi là ung thư máu).

f1.png
Chị Nguyễn Thị Hoa Mai đồng hành cùng con tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Thời điểm này, chị Mai đang mang bầu lần thứ 2 được 3 tháng, sức khỏe yếu, do vậy, bà Thùy và con trai thay nhau chăm cháu ở bệnh viện. “Thời gian đầu, cháu Phúc sốt liên tục, sau 20 ngày ở viện cháu mới cắt cơn sốt, sau đó được truyền máu, truyền đạm để đủ điều kiện sức khỏe truyền hóa chất. Cháu được chỉ định điều trị 5 đợt, tuy nhiên, vì sức khỏe yếu, mỗi đợt phải chia làm 3 lần nên thời gian điều trị kéo dài. Kiên trì suốt 1 năm, đến tháng 6/2023, cháu mới truyền xong 5 đợt hóa chất” – bà Thùy kể.

F4.png
Bà Thùy không kìm được nước mắt khi nhắc đến bệnh tình của cháu.

Trong thời gian điều trị cho con, chị Mai và anh Thái phải vay mượn người thân, bạn bè số tiền hơn 300 triệu đồng. Dù vậy, thấy bệnh tình của con có tiến triển, anh chị tự trấn an “còn người còn của”. Sau khi xuất viện, Phúc được chỉ định tái khám 1 tháng 1 lần. Lúc này, anh Thái quyết định vay mượn thêm 200 triệu đồng để đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, mong muốn có thể trả bớt khoản kinh phí điều trị đợt 1 cho con.

Cuối tháng 4/2024, trong lần thứ 9 đưa con đi tái khám, cháu được kết luận bệnh ung thư máu tái phát. Từ đó đến nay, chị lại bắt đầu một hành trình mới - hành trình cùng con “chiến đấu” với căn bệnh hiểm nghèo.

Liên hệ với chị Mai khi đang chăm sóc con tại Hà Nội, chị Mai nghẹn ngào: “Đợt này cháu truyền hóa chất, bác sĩ chỉ định liều cao hơn. Khi truyền vào, cơ thể cháu có nhiều phản ứng như nóng nực, xuất hiện các vết lở ở miệng, tóc rụng dần”.

Cháu Đặng Hoàng Phúc đang phải "chiến đấu" với những cơn sốt triền miên và nhiều đợt truyền hóa chất.

Hiện tại, sau gần 2 tháng điều trị kể từ thời điểm bệnh tái phát, kinh phí đã lên tới hàng chục triệu đồng. Trong khi đó, vì dành hết thời gian chăm con, chị Mai không thể làm việc. Anh Thái dù cố gắng gửi tiền về lo cho con hàng tháng, tuy nhiên, với gánh nặng khoản vay hàng trăm triệu đồng lúc đi, anh vẫn khó xoay xở. Gia đình chỉ trông chờ vào khoản trợ cấp 720.000 đồng/tháng dành cho người mắc bệnh hiểm nghèo.

aa.jpg
Bệnh án của cháu Đặng Hoàng Phúc.

Chi phí điều trị, thuốc thang và chăm sóc 3 con nhỏ "đè nặng" lên vai đôi vợ chồng trẻ. Không chỉ riêng Phúc, hai cháu Đặng Hoàng Đức (SN 2020) và cháu Đặng Hoàng Duy Nhân (SN 2023) cũng đau ốm triền miên, liên tục phải vào viện điều trị với các chứng bệnh: viêm phế quản, men gan cao…

“Nhìn con đau nằm khóc liên tục sau những đợt truyền hóa chất, tôi chỉ ước mình có thể gánh chịu thay con. 4 tuổi nhưng thời gian ở viện của cháu nhiều hơn ở nhà. Vừa thương con ở viện, vừa thương hai cháu nhỏ ở nhà, nhiều khi tôi cũng bất lực trước số phận vất vả của vợ chồng mình” – chị Mai tâm sự.

z5558253334839_c4445300569c1ec0e92d035b23cdaba0.jpg
Sau chuỗi ngày điều trị hóa chất, Hoàng Phúc xuất hiện nhiều vết lở, thâm sạm, cơ thể gầy gò.

Ông Nguyễn Văn Lệ - Trưởng thôn 5, xã Cẩm Quang cho biết: “Gia đình anh Đặng Văn Thái và chị Nguyễn Thị Hoa Mai rất vất vả. Vợ chồng sống cùng ông bà nội, chưa có nhà riêng. Ông bà làm ruộng nên không hỗ trợ được nhiều. Từ khi cháu Phúc phát bệnh, 2 cháu ở nhà cũng đau ốm triền miên nên chi phí điều trị tốn kém. Các tổ chức hội trong thôn xóm đã nhiều lần động viên, hỗ trợ, tuy nhiên cũng không đáng kể. Rất mong các mạnh thường quân có thể đồng hành để cháu Phúc được điều trị, sớm hồi phục sức khỏe”.

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Kyoto 5 tạo cơn sốt mới cho thị trường xứ Thanh

Kyoto 5 tạo cơn sốt mới cho thị trường xứ Thanh

Tòa căn hộ Kyoto 5 (phân khu The Kyoto - Vinhomes Star City) ra mắt đã tạo cơn sốt mới cho thị trường BĐS Thanh Hóa. Phong cách sống chuẩn Nhật, tiêu chuẩn bàn giao cao cấp cùng khả năng sinh lời hấp dẫn là những lý do khiến dự án dễ dàng lọt mắt xanh giới đầu tư và khách ở thực.
Nghề "ăn thử" nở rộ tại Hà Tĩnh

Nghề "ăn thử" nở rộ tại Hà Tĩnh

Thử nghiệm các món ăn, đồ uống mới lạ rồi chia sẻ lên mạng xã hội là công việc của những food reviewer (người đánh giá đồ ăn). Đây là nghề đang được nhiều bạn trẻ Hà Tĩnh theo đuổi.
Đau răng cảnh báo bệnh lý răng miệng nào?

Đau răng cảnh báo bệnh lý răng miệng nào?

Đau răng là tình trạng ê buốt, nhức hoặc đau dữ dội ở bên trong hoặc xung quanh vùng răng, nướu. Đây cũng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau.