Bia trị thủy với gia đình Tiến sỹ Trương Quốc Dụng

(Baohatinh.vn) - Trong khuôn viên đền thờ Trương Quốc Dụng (di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ khối bia đá cổ do chính Tiến sỹ - danh tướng Trương Quốc Dụng soạn, ghi lại sự kiện đắp đê trị thủy trên sông Rào Cái, đoạn qua xã Phong Phú - quê hương ông.

Bia trị thủy với gia đình Tiến sỹ Trương Quốc Dụng

Bia trị thủy hiện đang được lưu giữ tại đền thờ Trương Quốc Dụng ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Trước đây, đê Hữu Ngạn chưa được đắp nên vào mùa mưa lũ, nước sông Rào Cái đâm thẳng vào xã Phong Phú (nay là xã Thạch Khê). Nước từ các bàu phía Động Phủ theo các khe chảy vào, nước mặn từ phía biển dòng hải lưu mạnh theo hướng Bắc Nam kết hợp triều cường chảy lên, kết hợp với nhau gây ra hiện tượng dòng chảy xoắn ốc mạnh, làm xói lở và ngập mặn nghiêm trọng.

Sông Rào Cái đoạn chảy qua xã Phong Phú, lòng sông uốn cong, dòng chảy mạnh làm sạt lở lấn sâu vào bờ. “Chưa đầy trăm năm nay mà bờ đê trước đã sập đổ đến nơi này” (trích văn bia). Hàng năm, dòng nước lũ đã cuốn trôi hàng chục mẫu ruộng và có nguy cơ làm mất nơi sinh cơ lập nghiệp của dân làng.

Hiểu được nỗi thống khổ đó, gia đình 4 thế hệ của Tiến sĩ Trương Quốc Dụng gồm: Quan Thị nội - Hương cống Trương Quốc Kỳ (1730-1789), Thiêm sự phủ quân - Tú tài Trương Quốc Bảo (1772-1854), Thượng trụ quốc Đông các Đại học sĩ - Tiến sĩ Trương Quốc Dụng (1797-1864) và Chủ sự - Cử nhân Trương Quốc Quán (1827-1862) đã khởi xướng và góp tiền của, cùng với các quan chức đồng liêu, Nhân dân xã Phong Phú và các xã lân cận góp tiền của đắp đê, xây các mỏ hàn (dân quen gọi là cánh hàn) ngăn lũ xâm thực nước mặn, chấm dứt sạt lở đồng ruộng và đê sông Rào Cái, đem lại bình yên và ấm no cho Nhân dân.

Bia trị thủy với gia đình Tiến sỹ Trương Quốc Dụng

Một mặt bia khắc năm 1863.

Theo nội dung văn bia, người khởi xướng đắp đê là Trãi Hiên tiên sinh Trương Quốc Kỳ (ông nội Trương Quốc Dụng), người có tầm nhìn xa trông rộng, với khả năng và điều kiện của mình, ông đã cung tiến 2 sở ruộng cho xã làm ruộng văn chỉ (ruộng phục vụ cho việc khuyến học và thờ tự nơi tôn vinh đạo học). Về sau, thân sinh của Trương Quốc Dụng là Trương Quốc Bảo tiếp tục tích góp tiền của để chuẩn bị cho việc đắp đê trị thủy. Sau hơn 20 năm tích lũy cộng với sự đóng góp của dân làng, Trương Quốc Bảo đã cùng với Nhân dân tiến hành khai thác đá ở núi Nam Giới đem về làm kè hộ đê. Lấy niên hiệu Tự Đức thứ hai (1849) khởi công. Từ già đến trẻ đều gắng sức để làm xong kè. Các xã ở bên cạnh cũng kéo đến góp sức.

Làm kè xong, bờ bãi không còn bị phá nát, đất ruộng được hồi sinh. Sau 6 năm đã hoàn thành được 6 cánh hàn đê, đoạn từ bãi tràn Hòa Lạc, miếu Đài Hai về hói ông Hương. Công việc dang dở thì Tú tài Trương Quốc Bảo mất. Thực hiện ý nguyện và công việc của ông và cha của mình, Tiến sỹ Trương Quốc Dụng trong thời gian về chịu tang cha đã cùng với con trai là Chủ sự - Cử nhân Trương Quốc Quán tiếp tục kè sông đắp đê được thêm 3 cánh hàn nữa. Công trình hoàn thành trong sự vui mừng khôn xiết và biết ơn của dân làng, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ xã Phong Phú vào mùa mưa lũ từ đó cho đến khi đắp đê Hữu Ngạn (1966) như hiện nay.

Bia trị thủy với gia đình Tiến sỹ Trương Quốc Dụng

Khuôn viên đền thờ Đông các đại học sĩ Trương Quốc Dụng tại Thạch Khê

Để ghi lại sự kiện lịch sử này, Trương Quốc Dụng đã xây dựng, trực tiếp soạn văn bia và tổ chức khánh thành vào năm Quý Hợi (1863) tại vị trí vườn nhà bà Nhương, ông Hoàn Nhu (thôn Tân Hương, xã Thạch Khê ngày nay), trước khi ông đi nhận nhiệm vụ chống bọn phản động và hy sinh ngày 26 tháng 6 năm Giáp Tý (1864) trên vùng biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Bia được tạo tác hình vuông, Nhân dân địa phương thường gọi là “Bia Quan Thượng”, “Bia Cụ Thượng”. Bia có kích thước cao 0,9m, rộng 0,6m, đế hình vuông giật cấp 0,4m, 3 mặt khắc chữ Hán, chữ khắc chân phương sắc nét. Trải qua thời gian, lại không được bảo quản chu đáo, cho nên các mặt bia hiện nay đã bị bào mòn. Trước đây, bia dựng tại bờ sông nơi kè đá đắp đê nhưng do nhiều nguyên nhân, hiện bia đá này đang nằm trong khuôn viên đền thờ Trương Quốc Dụng.

Năm 2020, Đảng bộ và Nhân dân xã Thạch Khê cùng với hậu duệ nội ngoại dòng họ Trương Quốc, với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa đã tổ chức phục dựng tấm bia này tại địa điểm cũ cách đây 157 năm, nhằm giới thiệu cho toàn thể Nhân dân trong và ngoài địa phương cùng hiểu và ghi nhớ công lao trị thủy to lớn của gia đình danh nhân Trương Quốc Dụng và Nhân dân xã Phong Phú xưa, Thạch Khê ngày nay.

Chủ tịch Hội Sử học Hà Tĩnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!