Biến thể Omicron có thể chiếm hơn một nửa số ca mắc COVID-19 ở châu Âu

ECDC cho rằng dựa trên mô hình toán học do cơ quan này thực hiện, có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron có thể chiếm hơn 50% số ca mắc tại EU và EEA trong vài tháng tới.

Biến thể Omicron có thể chiếm hơn một nửa số ca mắc COVID-19 ở châu Âu

Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 2/12, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho hay biến thể Omicron có thể chiếm hơn một nửa số ca mắc COVID-19 ở các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực kinh tế châu Âu (EEA).

Trong một thông báo, ECDC cho rằng dựa trên mô hình toán học do cơ quan này thực hiện, có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron có thể chiếm hơn 50% số ca mắc tại EU và EEA trong vài tháng tới. Các quốc gia này gồm 27 quốc gia thành viên EU và Iceland, Liechtenstein và Na Uy.

Trong khi đó, thêm nhiều nước châu Âu ghi nhận các ca đầu tiên mắc biến thể Omicron. Truyền thông Na Uy đưa tin một đợt bùng phát ca nhiễm biến thể Omicron đã được ghi nhận ở Oslo.

Giới chức thành phố Oslo nêu rõ sau bữa tiệc Giáng sinh ở công ty, 1 trường hợp đã được phát hiện nhiễm biến thể Omicron và nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều ca dương tính. Hiện giới chức y tế đang tiến hành truy vết những người tiếp xúc với ca mắc nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Cùng ngày, Đan Mạch thông báo đã ghi nhận 7 ca nhiễm biến thể Omicron mới.

Viện Y tế Phần Lan cho hay đã ghi nhận ca đầu tiên mắc biến thể Omicron. Ca mắc là một người đến từ Thụy Điển.

Viện Y tế Phần Lan cho biết thêm một số người đi cùng với ca bệnh trên đã mắc COVID-19 và hiện cơ quan này đang xét nghiệm nhằm xác định liệu những người này có nhiễm biến thể Omicron hay không.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.