Châu Âu lúng túng trong ‘Cuộc chiến bất quy tắc’ của Nga

Trong bải viết cho “19fortyfive”, chuyên gia Andrew A. Michta viết rằng, nếu một khi bạn tin rằng mình đang tham gia vào cuộc “cạnh tranh chiến lược” trong khi đối thủ tiềm tàng lại đang tiến hành “một cuộc chiến tranh” chống lại bạn, thì chắc chắn là bạn sẽ thua.

Câu ngạn ngữ này cũng có thể được áp dụng cho NATO, khi các nhà lãnh đạo của khối này chống mắt nhìn vào cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra dọc theo biên giới phía đông của liên minh, với hàng nghìn người di cư từ Trung Đông và Trung Á bị chính phủ Belarus dụ dỗ và ép buộc phải tiến vào Lithuania, Latvia, và Ba Lan.

Cuộc khủng hoảng này đã được hình thành trong nhiều tuần qua. Ban đầu, phương tiện truyền thông phương Tây ít chú ý đến nó, có lẽ vì nó đang diễn ra “ở đâu đó ngoài kia”, xa biên giới của họ, nơi có những quốc gia xa xôi mà nhiều người ở châu Âu ít biết đến.

Nhưng chúng ta hiện đang ở trong giai đoạn mà cuộc tấn công vào sườn phía đông của châu Âu không còn có thể bị bỏ qua.

Nga-Belarus đang khuấy đảo biên giới phía đông NATO?

Dọc theo biên giới của NATO và EU, những người tuyệt vọng đã được đưa đến biên giới Belarus-Ba Lan. Cuộc khủng hoảng đã trở nên căng thẳng bởi các hành động quân sự của Putin, với các máy bay ném bom của Nga được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu của Belarus bay sát biên giới phía Đông của NATO.

Ngoài ra, các cuộc tập trận với tần suất dày đặc của Nga và Belarus đã chứng kiến ​​lực lượng đổ bộ đường không của hai nước nhảy dù chỉ cách biên giới của NATO chỉ vài km.

Nga đang tập trung quân đội ở biên giới với Ukraine, làm dấy lên lo ngại khắp liên minh rằng Nga có thể xâm lược Ukraine một lần nữa.

Trong khi đó, Minsk đã thông báo rằng họ đang đàm phán với Moscow về việc thiết lập “các cuộc tuần tra chung” của lực lượng an ninh biên giới Belarus và Nga dọc theo biên giới với Litva, Latvia và Ba Lan.

Châu Âu lúng túng trong ‘Cuộc chiến bất quy tắc’ của Nga

Phương Tây cho rằng, Nga đang tiến hành các cuộc “Chiến tranh bất quy tắc”, “Chiến tranh lai” chống NATO và EU

Cuộc “Chiến tranh bất quy tắc” (IW) của Putin nhằm đánh phương Tây, vào đúng trung tâm của cấu trúc thần học của chúng ta, nơi các giá trị về sự thiêng liêng của cuộc sống con người đối đầu trực tiếp với nhiệm vụ bất khả thi của nhà nước là cung cấp cho sự toàn vẹn và an ninh biên giới.

Câu chuyện về nỗi đau khổ của con người di cư đang được Moscow đặt chồng lên các nghĩa vụ hiến pháp mà mỗi chính phủ phương Tây phải đối mặt, cho đến nay đã gây ra sự tê liệt lãnh đạo của các nước EU lớn nhất.

Những đêm vừa qua, lực lượng an ninh biên giới ở Lithuania, Latvia và đặc biệt là Ba Lan đã báo cáo hàng trăm nỗ lực xâm phạm biên giới của họ mỗi đêm, với những người di cư bị lực lượng an ninh Belarus đẩy lên, được hướng dẫn ném thân cây và cành cây vào dây nối phân cách biên giới, cắt hàng rào bằng kìm; máy cắt dây thép do lực lượng của Lukashenko cung cấp và ném đá vào lực lượng biên phòng, cảnh sát và quân đội đứng chân ở phía bên kia biên giới NATO/EU.

Các câu chuyện tuyên truyền đã không ngừng phát ra từ Minsk và Moscow, cho rằng Baltic và Ba Lan phải chịu trách nhiệm hình sự về thảm họa nhân đạo này, mặc dù thực tế là ba nước này chỉ đơn giản là bảo vệ biên giới của họ.

Mục đích của Nga

Vậy, mục đích của Moscow trong “Chiến dịch bất quy tắc” này là gì?

Andrew A. Michta cho rằng, đây là một bước đi nữa của Putin nhằm đưa Nga tham gia sâu vào chính trường châu Âu, biến các định hướng và quyết định của Điện Kremlin trở thành yếu tố quyết định cách thức phát triển quan hệ của châu Âu với Nga trong tương lai.

Theo bình luận viên Andrew A. Michta, Tổng thống Nga Vladimir Putin có lý do để tin rằng mình có thể làm được điều này.

Moscow gần đây đã ghi được một bàn thắng lớn khi chính quyền Biden dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với việc hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream 2) và điều họ muốn bây giờ là thỏa thuận cuối cùng để đưa tuyến đường ống mới đi vào hoạt động, củng cố vị trí của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng chính cho Liên minh châu Âu.

Châu Âu lúng túng trong ‘Cuộc chiến bất quy tắc’ của Nga

Châu Âu đang diễn ra cuộc khủng hoảng di dân trên biên giới Belarus-Ba Lan

Quan trọng nhất, cuộc khủng hoảng này có thể đánh dấu sự chấm dứt bất kỳ hy vọng nào về một giải pháp khu vực cho cuộc khủng hoảng ở Đông Âu, vì nếu/hoặc khi các đơn vị bảo vệ biên giới của Nga bắt đầu tuần tra biên giới Belarus với NATO, sẽ không còn nghi ngờ gì về việc ai là người quyết định sự ổn định dọc theo đường biên giới đó và cần những gì để lập lại trật tự.

Trên thực tế, sự hội nhập cuối cùng của Belarus vào Nga sẽ vượt ra ngoài sự tích hợp đầy đủ các dịch vụ tình báo và quân sự hiện tại giữa hai quốc gia, khiến Ukraine ngày càng cô độc, chịu áp lực ngày càng nặng nề và ngày càng không có sự hỗ trợ của phương Tây; bất kể Baltic, Ba Lan, hoặc Romania có làm gì để cố gắng cứu vãn Kiev.

NATO, EU đang ở bước đường cùng?

Vào năm 2015, khi cuộc khủng hoảng người di cư Balkan nổ ra, chúng ta đều đã chứng kiến ​​rõ ràng sự yếu kém cơ bản của phương Tây, vì Liên minh châu Âu đã chứng minh rằng, không thể tìm ra một thỏa hiệp khả thi nào để tái khẳng định quyền chủ quyền của các nền dân chủ trong việc kiểm soát những ai vào nhà của họ và những cân nhắc nhân đạo sẽ luôn là một phần thiết yếu trong những gì EU ủng hộ.

Thay vào đó, cơn “Đại hồng thủy’ này đã cho thấy một cách tiếp cận thiếu tầm nhìn lãnh đạo vào năm 2015, lần đầu tiên EU mở rộng biên giới của châu Âu cho một làn sóng người di cư và sau đó tìm cách cắt giảm các thỏa thuận với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, để chặn dòng người vào châu Âu.

Điều này đã dạy cho Nga một bài học quý giá: Hãy lật tẩy các giá trị mà phương Tây tán thành và chống lại nó, chắc chắn họ sẽ làm cho nó bị suy yếu.

Vì vậy, hôm nay quả bóng đang ở trong chân của NATO và EU và câu hỏi ở đây là: Liệu phương Tây cuối cùng có đứng lên, áp đặt các hình phạt đối với Nga và Belarus, để phá vỡ tham vọng của họ? Hay những tuyên bố chung sẽ là tất cả những gì chúng ta có thể làm được, trong khi hành động bạo lực ở biên giới của liên minh được thúc đẩy bởi Minsk và Moscow vẫn tiếp tục không suy giảm?

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast