Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 4 lý do không đồng ý đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 2/9

“Đây là lúc cả nước phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng dịch, vừa khôi phục sản xuất, khôi phục thị trường lao động, nên nghỉ 5 ngày là không phù hợp”.

Liên quan đến đề xuất của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) mới đây có đề xuất, dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay sẽ cho người dân được nghỉ 5 ngày, việc này là để kích cầu du lịch trong nước sau dịch Covid-19. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 10/6, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm không đồng tình với đề xuất trên.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 4 lý do không đồng ý đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 2/9

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, đây là lúc cả nước phải thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng dịch, vừa khôi phục sản xuất, khôi phục thị trường lao động, nên nghỉ 5 ngày là không phù hợp.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, ông hoan nghênh các sáng kiến, đề xuất này của Tổng cục du lịch. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc chúng ta bố trí nghỉ việc 5 ngày liền vào dịp nghỉ lễ 2/9 thì cần phải xem xét rất kỹ và tính toán, đánh giá tác động nhiều chiều, đầy đủ và toàn diện.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đưa ra 4 lý do để không đồng ý với đề xuất này. Đầu tiên, theo Bộ trưởng, ngày 2/9 năm nay rơi vào giữa tuần, khoảng cách giữa tuần đó với các ngày nghỉ khá xa nhau do đó việc thực hiện hoán đổi hay nghỉ bù rất bất hợp lý.

Thứ 2, thười gian vừa qua chúng ta thực hiện giãn cách xã hội rất dài, người lao động cũng như học sinh đã phải nghỉ rất dài.

“Đây là thời điểm mà chúng ta phải thữ hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch, nhưng phải tập trung rất cao để khôi phục sản xuất, khôi phục thị trường lao động. Mà muốn như vậy phải tập trung rất cao để phát triển sản xuất, để tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, thời điểm này vừa phải thục hiện các biện pháp phòng chống dịch, vừa phải ưu tiên tối đa cho việc phục vụ sản xuất, phát triển, tăng trưởng kinh tế để rút ngắn khoảng cách mà chúng ta đã phải thực hiện các biện pháp hạn chế do phải thực hiễn giãn cách xã hội.

Thứ 3, theo ông Dung, chúng ta có khoảng 55 triệu người đang trong diện lao động, theo Bộ Luật lao động hiện hành và các quy định pháp luật thì thì việc nghỉ bù hay giãn cách, hoán đổi ở khu vực doanh nghiệp, do chủ sử dụng lao động quyết định, xem xét thực hiện. Còn lại khu vực công chức, viên chức và người lao động, Chính phủ với tư cách là chủ sử dụng lao động sẽ xem xét quyết định này.

Như vậy, nếu như chúng ta có quyết định thì số lượng người được nghỉ cũng chỉ khoảng 2 triệu người. 2 triệu so với 55 triệu thì đó là con số rất nhỏ nhoi, chỉ khoảng 4-5% không đáng kể gì so với 55 triệu lao động cả. Như vậy ảnh hưởng, tác động nó cũng không quá lớn cho việc phát triển kinh tế và du lịch.

Thứ 4, dịp nghỉ lễ 2/9 chúng ta cũng lưu ý một việc là từ các ngày 3, 4, 5/9, thông thường chúng ta phải có một ngày là ngày đưa trẻ đến trường, ngày khai trường.

“Vì vậy, nếu như chúng ta tổ chức nghỉ suốt từ 2 đến hết ngày mùng 5 thì chắc chắn học sinh cũng khó có thể tham gia việc này, vì các em vẫn phải đến khai trường, các trường vẫn phải tiếp tục, vì vậy thì chắc là khó có thể có chuyện, các ông bố, bà mẹ đi du lịch, còn để con ở nhà. Vì vậy, tôi cho rằng việc chúng ta giữ hoạt động này chính là để cho các ông bố, bà mẹ chăm lo cho con cái, chuẩn bị sách vở cùng với con cái và đưa con đến trường”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phân tích.

Bộ trưởng cho rằng, với những lý do rất căn bản như vậy thì quan điểm của Bộ là không tán thành và quan điểm của cá nhân Bộ trưởng cũng không tán thành đề xuất này.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có báo cáo các đồng chí lãnh đạo và Thủ tướng Chính phủ để báo cáo, Thủ tướng đã đồng ý với báo cáo của Bộ là sẽ không nghỉ 5 ngày như Tổng cục Du lịch đề xuất.

Theo VOV

Đọc thêm

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chính sách BHYT ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột an sinh, giúp nhiều người bệnh ở Hà Tĩnh tiếp cận kỹ thuật hiện đại, giảm gánh nặng chi phí điều trị.
[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời thu hút thêm người tham gia BHXH.
Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã triển khai cùng lúc nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực nhằm giúp các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, việc hỗ trợ những mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững ngày càng phát huy hiệu quả.
Kết quả thực hiện 5 năm giảm nghèo ở Đức Thọ

Kết quả thực hiện 5 năm giảm nghèo ở Đức Thọ

Nhờ triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp, 5 năm qua, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giảm nghèo. Với nhiều cách làm sáng tạo, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Đức Thọ giảm đáng kể.
Chủ tịch UBND tỉnh chung vui với người dân có nhà ở mới

Chủ tịch UBND tỉnh chung vui với người dân có nhà ở mới

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải - Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã đến dự lễ khánh thành, bàn giao nhà ở thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Hương Sơn.