Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL: Cần có giải pháp mạnh mẽ, đột phá trong phát triển du lịch

(Baohatinh.vn) - Chiều 10/8, tại phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đăng đàn trả lời chất vấn các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của bộ.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL: Cần có giải pháp mạnh mẽ, đột phá trong phát triển du lịch

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chiều 10/8 (Ảnh: Quochoi.vn).

Các đồng chí: Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và Trần Đình Gia - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL: Cần có giải pháp mạnh mẽ, đột phá trong phát triển du lịch

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Trước câu hỏi chất vấn của các đại biểu làm thế nào để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, nhằm phục hồi và phát triển du lịch sau đại dịch COVID-19, Việt Nam đã tập trung vào du lịch nội địa.

Bộ đã tăng cường phối hợp với các ngành liên quan nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ du lịch, chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh lữ hành.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL: Cần có giải pháp mạnh mẽ, đột phá trong phát triển du lịch

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng. (Ảnh: Quochoi.vn).

Tại phiên chất vấn, một số đại biểu quan tâm đến việc đầu tư hạ tầng du lịch; đảm bảo sự liên kết, phối hợp trong hoạt động du lịch; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc...

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cho biết: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên kết với tất cả nhiều ngành nghề khác. Thời gian qua, cùng với chiến lược mở rộng các tuyến giao thông trọng điểm của Quốc hội, Chính phủ, bộ đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, trong đó, ưu tiên hàng đầu cho ngành hàng không nhằm thu hút các lượt khách quốc tế.

Ngoài ra, bộ cũng đã phân công, phân nhiệm cho các đơn vị, địa phương và thông qua hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố để kết nối, nắm bắt chủ trương phát triển du lịch phù hợp, sát thực tiễn. Bên cạnh vấn đề khai thác, đảm bảo giá trị kinh tế, bộ rất quyết liệt chỉ đạo chú trọng đạo đức kinh doanh du lịch, phát huy các giá trị di sản.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL: Cần có giải pháp mạnh mẽ, đột phá trong phát triển du lịch

Điểm cầu Hà Tĩnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, để du lịch phát triển bền vững, cần đánh giá tổng thể thực trạng nguồn nhân lực du lịch để có giải pháp lâu dài. Bộ VH-TT&DL đã xây dựng đề án phát triển khung trình độ quốc gia một số ngành, nghề trọng điểm lĩnh vực du lịch. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành thẩm định, ban hành một số Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tương thích với tiêu chuẩn nghề ASEAN.

Bộ hiện đang tập trung quan tâm tới việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế về đạo tào nhân lực. Bộ trưởng cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục cho kéo dài thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, góp phần giúp các doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định: Để phát triển du lịch bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt cùng các giải pháp mạnh mẽ, đột phá, cải thiện môi trường du lịch.

Giữ gìn di sản văn hóa, củng cố chuẩn mực đạo đức

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng đã làm rõ các nội dung ĐBQH quan tâm liên quan đến việc tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử quốc gia, đặc biệt là các khu di tích lịch sử cách mạng.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL: Cần có giải pháp mạnh mẽ, đột phá trong phát triển du lịch

Thời gian tới, Bộ VH-TT&DL sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển KT-XH của đất nước, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích; tăng cường hơn nữa trách nhiệm giám sát việc tôn tạo di tích và cam kết nghiêm túc xử lý đối với những địa phương làm sai quy định

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL: Cần có giải pháp mạnh mẽ, đột phá trong phát triển du lịch

Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng về bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng. (Ảnh: Quochoi.vn).

Về việc xuống cấp, lệch chuẩn trong ứng xử trên mạng xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ VH-TT&DL đã hỗ trợ Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nhằm xây dựng các chuẩn mực về hành vì ứng xử trên mạng xã hội; tuyên truyền về ý thức trách nhiệm phát ngôn trên mạng xã hội, về hậu quả có thể gây ra các tin sai sự thật trên mạng xã hội. Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng, sử dụng mạng xã hội không đúng, làm ảnh hưởng đến văn hóa xã hội.

Ngoài phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, bộ trưởng các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Sát thực tế, tâm huyết, thiết thực, thẳng thắn, trách nhiệm cao

Phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: Sau 1 ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành chương trình, yêu cầu để ra.

Các nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn trúng, đúng, được dư luận xã hội quan tâm. Trả lời chất vấn của các tư lệnh ngành tuân thủ “5 chữ T”: Sát thực tế, tâm huyết, thiết thực, thẳng thắn, trách nhiệm cao; được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ĐBQH, thành viên Chính phủ đồng tình, đánh giá cao.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL: Cần có giải pháp mạnh mẽ, đột phá trong phát triển du lịch

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn (Ảnh: Quochoi.vn).

Đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Công an, Chủ tịch Quốc hội đề nghị bộ tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm; hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm đảm bảo ANTT, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; nâng cao hiệu quả phối hợp quốc tế, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng hệ thống dữ liệu đảm bảo an toàn an ninh mạng; sớm ban hành các văn bản bảo vệ dữ liệu cá nhân; chủ động tháo gỡ những khó khăn liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư....

Đối với lĩnh vực văn hóa cần tiếp tục bám sát các văn bản của Trung ương để xây dựng và phát triển toàn diện nền văn hóa, quyết liệt triển khai các chính sách về phục hồi và phát triển du lịch; nghiên cứu đề xuất các chính sách bổ sung, quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch mới, đảm xây dựng môi trường trong sạch để phát triển du lịch bền vững.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam tầm nhìn 2030; tập trung nguồn lực phát triển văn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chủ đề ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP

Đọc thêm

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.