Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng, trong đó, có tư duy sai trái của con người.
Chiều 6/11, trả lời chất vấn của đại biểu Đại biểu Ksor H"Bơ Khắp (Đoàn Gia Lai) liên quan đến thủy điện nhỏ gây ra thiên tai và mất rừng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, con người mới là nguyên nhân của vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Quốc hội
“Nếu đại biểu lắng nghe thì tôi không nói rằng, thủy điện là nguyên nhân hay không là nguyên nhân, nếu con người quyết định thủy điện thân thiện với môi trường, như nhiều quốc gia văn minh khác, như Na Uy có rất nhiều thủy điện dựa trên thế năng tự nhiên. Nếu chúng ta tận dụng mọi cơ hội để khai thác thủy điện và chúng ta chấp nhận đánh đổi rừng thì đó là nguyên nhân con người”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
"Rừng quan trọng hơn Trời"
Theo ông Hồng Hà, đại biểu nói rằng “rừng quan trọng là trời”, nhưng ông cho rằng “rừng còn quan trọng hơn trời”: “Tôi thở không khí đã được rừng lọc CO2. Rừng là nơi cung cấp 70% các tài nguyên cho cuộc sống con người. Rừng là hết sức thiêng liêng và trong chiến tranh rừng che bộ đội. Với vấn đề mà đại biểu nêu, tôi xin nói rằng, thủy điện không phải là nguyên nhân mà thủy điện là hậu quả do những việc chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không dựa vào quy luật tự nhiên. Việc này chúng ta có thể khắc phục được”.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, mất rừng không không có nghĩa là nghĩ đến thủy điện. Mất rừng còn do tư duy sai trái khi trong nhà dùng toàn đồ gỗ. Thuỷ điện không phải là nguyên chính gây mất rừng, mà còn do việc thay thế rừng tự nhiên bằng những cánh rừng cây sản xuất bình thường như cây cà phê không phù hợp hệ sinh thái. Như vậy, rừng nông nghiệp hoặc lâm nghiệp này sẽ không có giá trị.
Với tư cách là người làm quản lý môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định sẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cùng Quốc hội ra soát từng mét vuông đất chuyển đổi từ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ đặc dụng.
“Mất rừng còn nhiều nguyên nhân khác. Đối với rừng phòng hộ đặc dụng, những nơi không còn rừng phòng hộ, bảo vệ con người, chúng ta phải phục hồi lại rừng, phục hồi rừng nguyên sinh đúng với bản chất rừng tự nhiên”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh./.
Kỳ họp thứ 19 HĐND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung đánh giá kết quả phát triển KT-XH, QP-AN năm 2024 và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng để triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Kỳ họp thứ 20 của HĐND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; thông qua 4 nghị quyết quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển năm 2025.
Theo kết quả đánh giá từ Hội đồng Thẩm định cải cách hành chính tỉnh, Sở Ngoại vụ, UBND TP Hà Tĩnh và Công an tỉnh là 3 đơn vị, địa phương xếp thứ nhất về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024.
Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công văn số 01-CV/BCĐ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 09-KL/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW.
Sáng 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Sau phần chất vấn và trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh Lê Minh Đạo, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phan Tấn Linh là người thứ 2 đăng đàn trả lời chất vấn.
Việc miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc tại địa bàn ưu đãi đầu tư.
Trong thời gian còn lại của ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 23, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh tích cực tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường.
Việc điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030 nhằm phù hợp với những thay đổi của Luật Nhà ở, các văn bản pháp lý và Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia.
Việc phân cấp cho HĐND cấp huyện ở Hà Tĩnh được phân bổ vốn thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong phân bổ, điều chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách hằng năm.
Khai mạc Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng đề nghị cử tri, Nhân dân tỉnh nhà theo dõi, tham gia góp ý, góp phần tổ chức thành công kỳ họp.
Trước thời điểm việc sắp xếp đơn vị hành chính có hiệu lực, người dân ở các xã thuộc diện sáp nhập tại Hà Tĩnh tin tưởng, kỳ vọng vào sự đổi thay, phát triển của địa phương.
Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII diễn ra trong 2,5 ngày (từ 11 - 13/12) là kỳ họp quan trọng, thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và Nhân dân tỉnh nhà. Trước thềm kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh thông tin về các nội dung liên quan.
Sau sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, Hà Tĩnh giảm 1 huyện, 7 xã/phường, còn 12 ĐVHC cấp huyện và 209 ĐVHC cấp xã.
Lấy phiếu khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân các xã, thị trấn ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) nhằm đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của các cơ quan Nhà nước.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 05, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, dữ liệu số trên địa bàn Hà Tĩnh đã được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bộ Công thương có chủ trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kết thúc mô hình Tổng cục trực thuộc Bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường; nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh, sẽ có một số phường điều chỉnh, sáp nhập vào phường khác.
Theo Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ.
Thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, huyện Thạch Hà đang tập trung các phần việc cho công tác sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.
Với nhiều giải pháp điều hành quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền, năm 2024, thành phố Hà Tĩnh dự kiến hoàn thành đạt và vượt 25/26 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cử tri Hương Sơn kiến nghị đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh các nội dung như: nâng cấp một số tuyến đường, có thêm chính sách hỗ trợ xây dựng NTM nâng cao; đầu tư phát triển KKT Cầu Treo...
Chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác trên kênh nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Singapore.