Quốc hội chất vấn việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng

Sáng nay (6/11), Quốc hội sẽ bắt đầu dành 2,5 ngày tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Quốc hội chất vấn việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình, làm rõ một số vấn đề các ĐBQH quan tâm tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội ngày 5/11

Ở phiên chất vấn cuối nhiệm kỳ này, bất kể vị bộ trưởng, trưởng ngành nào cũng có thể được mời giải trình khi có chất vấn liên quan trực tiếp đến lĩnh vực phụ trách.

Hỏi 1 phút, trả lời 3 phút

Khác với các kỳ họp trước, kỳ họp của năm cuối nhiệm kỳ này, phiên chất vấn sẽ không gói trong nhóm vấn đề với khoảng 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành được lựa chọn, mà các đại biểu sẽ chất vấn những người đứng đầu các cơ quan liên quan về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong suốt nhiệm kỳ.

Vấn đề thuộc trách nhiệm của cá nhân nào thì cá nhân có trách nhiệm trực tiếp trả lời theo điều hành của chủ tọa. Điều đó có nghĩa, tất cả các vị bộ trưởng, trưởng ngành đều có thể được mời lên “ghế nóng”, khi có chất vấn liên quan trực tiếp đến lĩnh vực phụ trách.

Kỳ họp thứ 10 này, lần đầu tiên trong cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, các phiên chất vấn được bố trí liền sau ba ngày thảo luận về kinh tế xã hội, nên nhiều thành viên Chính phủ không phải ĐBQH cũng sẽ có mặt tại hàng ghế khách mời để sẵn sàng giải trình các vấn đề mà các ĐBQH nêu câu hỏi.

Tại kỳ họp cuối năm, như thông lệ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngoài việc trực tiếp trả lời chất vấn của các ĐBQH sẽ phát biểu làm rõ thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại cuối phiên chất vấn. Theo chương trình chi tiết, thời gian dành cho người đứng đầu Chính phủ là 115 phút, vào cuối phiên chất vấn (sáng 10/11).

Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, về cách thức, kỳ họp này tiếp tục thực hiện mỗi lượt chất vấn có từ 3 - 5 đại biểu đặt câu hỏi, ĐBQH nêu chất vấn không quá 1 phút/lần; người được chất vấn trả lời không quá 3 phút/câu, tranh luận không quá 2 phút.

Kỳ vọng những câu trả lời thẳng thắn, trách nhiệm

Trao đổi với PV Báo Giao thông trước phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho hay, phiên chất vấn lần này rất quan trọng vì là phiên cuối của nhiệm kỳ.

Các đại biểu sẽ chất vấn, xem xét, đánh giá lại những lời hứa, những việc đã làm được trong nhiệm kỳ qua của các thành viên Chính phủ. Đại biểu đều kỳ vọng các bộ trưởng, trưởng ngành thẳng thắn nhìn nhận lại những việc đã làm, chưa làm được trong nhiệm kỳ qua, đưa ra nguyên nhân và có giải pháp xử lý.

“Cá nhân tôi rất quan tâm tới vấn đề về nguy cơ sạt lở đê điều, các công trình thuỷ lợi, công trình thuỷ điện, các bờ sông và các nhà ở ven đồi núi. Vấn đề này cũng đã làm “nóng” nghị trường Quốc hội trong ba ngày thảo luận vừa qua, khi bối cảnh tình hình thời tiết dị thường, cực đoan gây ra những thiên tai, thiệt hại lớn”, ông Phương nói.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn lần này nội dung sẽ rất rộng, bởi mỗi lĩnh vực đều có rất nhiều việc cử tri quan tâm, như lũ lụt miền Trung, thủy điện nhỏ, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19, chống tham nhũng, sai sót sách giáo khoa, vấn đề tệ nạn và đạo đức xã hội…

“Các đại biểu kỳ vọng các thành viên Chính phủ trả lời thẳng vào vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm đồng thời đề ra giải pháp để mà khắc phục những hạn chế đang tồn tại”, đại biểu Sinh nói.

Còn đại biểu Phạm Văn Hoà, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho hay, các ĐBQH sẽ chất vấn các thành viên Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ tới nay xoay quanh những vấn đề mà trước đó đại biểu đã chất vấn để xem việc gì đã giải quyết được, việc gì còn tồn đọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của cử tri.

“Phiên chất vấn này giống như một “bài test” để kiểm tra lại những vấn đề ĐBQH đã chất vấn và các thành viên Chính phủ đã trả lời. Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng ta cần nhìn nhận rằng, không thể có chuyện người trả lời chất vấn trả lời cho qua loa, hứa với dân rồi sau đó “hoà cả làng”. Câu trả lời tại phiên chất vấn này cũng là cách đánh giá luôn năng lực, tầm nhìn, cách làm, tinh thần trách nhiệm, cái tâm, cái tầm của các vị bộ trưởng, tư lệnh ngành”, ông Hoà nói.

Đại biểu Đôn Tuấn Phong (đoàn An Giang) chia sẻ: “Trong những kỳ họp vừa qua, tôi cũng tham gia chất vấn các thành viên Chính phủ. Ở kỳ này tôi sẽ tiếp tục chất vấn, nội dung hướng đến là những lời hứa của các thành viên Chính phủ đến nay đã được thực hiện ra sao”.

Theo Baogiaothong

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Bộ Nội vụ trình Chính phủ đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của Hà Tĩnh

Sẵn sàng vận hành ĐVHC cấp xã mới (bài 1): Quyết liệt “gỡ” tồn đọng trước khi sáp nhập xã, giải thể huyện

Trước nhiệm vụ đặt ra từ cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương ở Hà Tĩnh đã dồn sức xử lý những vấn đề vướng mắc, tồn đọng, góp phần ổn định tình hình cơ sở, đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp...
Thống nhất cao trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Thống nhất cao trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Gần 1 tháng lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp năm 2013, toàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận 47.870 ý kiến của các tầng lớp nhân dân, cơ quan, tổ chức. Công tác lấy ý kiến được các cấp, ngành, địa phương thực hiện dân chủ, khách quan, linh hoạt, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị rộng.
Hà Tĩnh cam kết hoàn thành dự án vốn vay của ADB đúng kế hoạch

Hà Tĩnh cam kết hoàn thành dự án vốn vay của ADB đúng kế hoạch

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cam kết với lãnh đạo Ngân hàng Phát triển châu Á, Bộ Tài chính, sẽ chỉ đạo triển khai dự án hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu TP Hà Tĩnh theo đúng kế hoạch, lộ trình, tuân thủ các quy định.
Vì sao phải sửa đổi điều 9, Hiến pháp 2013?

Vì sao phải sửa đổi điều 9, Hiến pháp 2013?

Một trong những điểm đáng chú ý của Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là sửa đổi Điều 9. Việc sửa đổi điều này được kỳ vọng sẽ góp phần khẳng định vai trò của mặt trận các cấp trong tập hợp và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. 
Khai trương Cổng Pháp luật quốc gia

Khai trương Cổng Pháp luật quốc gia

Cổng Pháp luật quốc gia đi vào khai thác sẽ phục vụ kịp thời, đầy đủ, chính xác việc tra cứu thông tin pháp luật của người dân, doanh nghiệp...