Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy, tay chân miệng

Theo Bộ Y tế, thời tiết khí hậu nóng ẩm, việc giao lưu đi lại,... là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh tiếp tục gia tăng, đặc biệt là các bệnh như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy do vi rút Rota, lỵ, thương hàn, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, bạch hầu, ho gà...

Bộ Y tế đã có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh năm 2022.

Ngăn chặn sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm não, bạch hầu, ho gà,... và các dịch bệnh mùa hè bùng phát

Theo Bộ Y tế, hiện nay, dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại một số địa phương các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác.

Trong thời gian tới, thời tiết khí hậu nóng ẩm cùng với việc giao lưu đi lại,... là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh tiếp tục gia tăng, bùng phát, đặc biệt là các bệnh như: sốt xuất huyết , tay chân miệng , tiêu chảy do vi rút Rota, lỵ, thương hàn, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, bạch hầu, ho gà,... và có thể bùng phát dịch bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy, tay chân miệng

Theo Bộ Y tế, thời tiết khí hậu nóng ẩm, việc giao lưu đi lại,... là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh tiếp tục gia tăng, đặc biệt là các bệnh như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy... gia tăng

Để chủ động phòng, chống, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng; Bộ Y tế điện và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cụ thể:

Ủy ban nhân dân các cấp, thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành “Chương trình phòng, chống dịch COVID-19” và Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế.

Chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm não, bạch hầu, ho gà,... và các dịch bệnh mùa hè khác trên địa bàn, chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả,... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.

Chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch như triển khai chiến dịch vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn nguy cơ cao, đặc biệt tại các công trường xây dựng, nhà trọ, nhà trẻ mầm non. Giám sát chặt chẽ, xử lý ổ dịch kịp thời, cấp cứu điều trị người mắc bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với các bệnh dịch có vaccine phòng bệnh như sởi, rubella, bạch hầu, ho gà,... tăng cường chỉ đạo tổ chức triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên, tiêm chủng bổ sung và tiêm vét ngay từ các tháng đầu năm 2022, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90% theo quy mô xã, phường và sử dụng hiệu quả nguồn vaccine.

Tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch

Sở Y tế các địa phương triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; tập trung triển khai công tác tiêm chủng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh;

Củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với ngành y tế và các cơ quan truyền thông tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín;

Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy, tay chân miệng

Người dân cần đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đối với những bệnh đã có vaccine là đúng lịch, đúng mũi tiêm

Thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy), các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và phát triển để phòng chống bệnh sốt xuất huyết;

Vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình...

Sẵn sàng cơ số thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Bộ Y tế cũng yêu Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chủ động phối hợp với ngành y tế để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện cho người chăm sóc trẻ, trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.

Thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành quyết định kịp thời bổ sung kinh phí theo đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan để đảm bảo nhu cầu đáp ứng phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng cơ số thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe,... Xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch.

Vận động các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt các lực lượng cán bộ tại các tổ dân phố, thôn, bản tham gia các hoạt động phòng chống dịch, hướng dẫn các biện pháp tới tận các hộ gia đình để người dân chủ động tham gia công tác phòng, chống dịch.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.