7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết khiến bệnh dễ trở nặng

Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết phức tạp, khó tiên lượng. Bệnh có thể chuyển nặng ở bất kỳ người nào, bất kỳ lứa tuổi. Do đó, không được chủ quan và nhận thức sai lầm về bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng.

Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Dưới đây là một số nhận thức sai lầm cần tránh trong phòng chống căn bệnh này.

7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết khiến bệnh dễ trở nặng

Đau đầu, sốt cao, đau khớp... là những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết.

1. Hết sốt là khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ ba, dẫn tới tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngày 3 - 7 mới là lúc bệnh chuyển biến nặng. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu rất nhiều gây ra những biến chứng như: Xuất huyết dưới da, chảy máu cam ...

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.

2. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng

Nhiều người cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh... Tuy nhiên không phải, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày ngay nơi ở của chúng ta ở như: Bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ trong vườn nhà, xóm ngõ hoặc sân thượng, vỏ xe, vỏ dừa, lon nước, vỏ hộp cơm, công trình xây dựng…

Vì vậy cần chú ý loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng có thể là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp...

3. Phun thuốc diệt muỗi truyền sốt xuất huyết giờ nào cũng được

Để không bị muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết nhiều người cho rằng phun thuốc diệt muỗi vào giờ nào cũng được. Tuy nhiên, việc này không hẳn đúng, việc diệt muỗi đầu tiên là việc đầu tiên vệ sinh nhà cửa, lật úp hết nơi muỗi trú ẩn, để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành. Ðể diệt loài muỗi này có hiệu quả nên phun thuốc vào buổi sáng.

Vì loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng (vì sau một đêm đậu nghỉ muỗi đã bị đói), tiếp theo vào thời gian trước lúc mặt trời lặn. Điều cần lưu ý, các loại thuốc phun diệt côn trùng có thời gian hiệu lực tốt trong 6 tháng kể từ khi phun.

Các thử nghiệm trên các bề mặt tường sơn, tường vôi, gỗ, vách đất... tại các vùng có khí hậu khác nhau cho ra những kết quả thời gian hiệu lực của thuốc khác nhau, trung bình từ 3 đến 6 tháng. Hoá chất diệt côn trùng có tác dụng diệt đối với tất cả các loại côn trùng như: Muỗi, ruồi, gián, kiến…

Thông thường sau khoảng 30 - 45 phút kể từ khi kết thúc việc phun thuốc, người lớn có thể trở lại nhà sinh hoạt bình thường. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi nên để sau 1 - 2 tiếng hoặc sau hẳn 1 buổi, ví dụ sáng phun thì chiều có thể về.

7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết khiến bệnh dễ trở nặng

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh.

4. Vừa mắc sốt xuất huyết sẽ không mắc lại

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể .

Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

5. Sốt xuất huyết không được uống nước dừa

Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng. Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch.

Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol . Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất.

Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.

6. Mẹ bị sốt xuất huyết cách ly bé và không cho con bú

Khi mẹ mắc sốt xuất huyết nhiều người cho rằng cần cách ly bé và không cho con bú mà vắt sữa ra bình. Điều này là không đúng, vì sốt xuất huyết lây qua đường máu, do đó việc cho con bú không ảnh hưởng gì. Người mẹ bị sốt xuất huyết cần ăn uống đủ chất, uống nhiều nước hơn để đảm bảo lượng sữa cho con.

Mẹ mắc sốt xuất huyết cũng cần ngủ màn để tránh bé bị muỗi đốt; phun xịt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy. Ngoài ra, bạn cần thông báo với bác sĩ khám bệnh rằng bạn đang cho con bú.

7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết khiến bệnh dễ trở nặng

Chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết, để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, lăng quăng.

7. Trẻ mắc sốt xuất huyết phải cạo gió, cắt lể để lấy bớt máu độc

Nhiều bà mẹ, nhất là những bà mẹ có con đầu lòng thường lúng túng nên có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Khi thấy bé có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lể để lấy bớt máu độc sẽ nhanh khỏi. Điều này là sai lầm việc cạo gió, cắt lễ này dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tóm lại: Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp , rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, có thể gây tử vong… Trong giai đoạn đầu khởi bệnh thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt phát ban , sốt siêu vi, tay chân miệng … nên cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bệnh nhất là trẻ nhỏ chưa biết biểu hiện các tổn thương, thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, cần chăm sóc thích hợp cũng như đưa người bệnhh đến khám cơ sở y tế kịp thời.

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, lăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà, loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày trong nhà. Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, không ẩm thấp, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng trong bịch ny lon, hộp cơm, chai lọ, vỏ xe… quanh nhà. Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp. Chú ý mắc màn (mùng) khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.

Chăm sóc tại nhà:

Nếu được chỉ định chăm sóc, theo dõi bệnh tại nhà, người bệnh cần:

– Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

– Ăn đồ ăn dễ tiêu.

– Uống nhiều nước: Nước trái cây, dung dịch điện giải Oresol.

– Chỉ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, tuyệt đối không dùng Aspirin hay Ibuprofen vì chúng có nguy cơ gây xuất huyết rất cao.

– Nếu có các triệu chứng: Chân tay lạnh, vật vã, mệt mỏi li bì, đau bụng, nôn nhiều hơn… thì cần lập tức đến cơ sở y tế.

Tin liên quan:
Theo SK&ĐS

Đọc thêm

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?