Bumerang đột phá so với xe tấn công đổ bộ Liên xô

Theo National Interest, Bumerang là một trong những vũ khí được Nga tự thiết kế phát triển thời kỳ hậu Xô viết và mang tính cách mạng về công nghệ. 

Báo Mỹ cho biết, những xe chiến đấu lội nước Bumerang của Nga được phát triển dựa trên một phần công nghệ có từ dòng xe BTR thời Liên xô nhưng được cải tiến nhiều tính năng mang tính đột phá.

Đáng chú ý nhất trong đó là thiết kế khoang chứa binh sĩ với với động cơ có thể tách rời. Cùng với đó là khả năng tấn công và chịu đòn rất ấn tượng của cỗ xe thế hệ mới này.

Bumerang đột phá so với xe tấn công đổ bộ Liên xô

Xe chiến đấu Bumerang bắn đạn thật.

Về khả năng phòng vệ, chiến xa Bumerang được phòng vệ đến cấp độ 6 chống đạn xuyên giáp dày 30mm ở khoảng cách 500m. Để có được khả năng này, xe được trang bị lớp giáp bằng gốm với kết cấu đặc biệt chắc chắn. Cùng với khả năng phòng vệ cực ấn tượng, Bumerang được trang bị Epokha RCWS bao gồm súng máy tự động 2a42 cỡ nòng 30mm và 4 quả tên lửa Knornet-M điều hướng chống tăng (ATGM) luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Khi chính thức được đưa vào trang bị, Bumerang được chỉ định dùng thay thế cho “chiến xa kỳ cựu” BTR-80. Cũng giống thế hệ tiền bối của nó, xe bọc thép mới có chức năng vận tải chuyển quân và hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị xạ kích bộ binh cơ giới độc lập, có thể tự chủ vượt qua các dải chướng ngại nước.

Điểm khác biệt so với những xe vũ trang đang hiện diện trong bộ trang bị là Bumerang có kích thước biên lớn và cách bố trí mới: khối liên hợp động lực được chuyển lên phần phía trước, còn module chiến đấu thì lắp đặt gần phía đuôi xe.

Đã xuất hiện loại đuôi nở chìa ra, cho phép thực hiện đổ bộ và lính dù tiếp cận bờ từ phía sau, y như xe chiến đấu của bộ binh. Theo đánh giá của các chuyên viên sự cần thiết chế tạo loại xe bọc thép mới của Nga trước hết xuất phát từ thiếu sót của những mẫu xe trước đó về độ bảo vệ.

Không ngẫu nhiên mà trong thời gian cuộc chiến ở Afghanistan và chiến dịch ở Kavkaz các binh sĩ thường chọn cách di chuyển không phải bên trong xe mà là “bên trên xe”.

Như vậy có khả năng sống sót cao hơn nếu xe bị cháy nổ. Với những chiếc xe trên cơ sở Bumerang thì mức độ bảo vệ sẽ cao hơn nhiều. Đó là nhờ hình dạng đặc biệt của đáy xe, của hệ thống màn treo ghế tổ lái.

Ngoài ra, khối lượng bên trong của khoang xe vận tải mới sẽ lớn hơn đáng kể bởi mỗi người lính hiện đại mang theo nhiều đạn dược hơn dòng xe BTR-80 hiện nay Nga vẫn đang sử dụng.

“Với thiết kế tối ưu của Bumerang cho thấy, cỗ xe này không chỉ mang tính đột phá với dòng xe BTR mà còn cho thấy khả năng chiến đấu và phòng vệ hơn cả những cỗ xe ACV thế hệ mới của Mỹ”, báo Mỹ viết.

Theo Thùy Dung/Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.