Bước tiến đột phá trong phát triển vaccine HIV

Các chuyên gia tại Viện Wistar, Mỹ, phát hiện kháng thể trung hòa mới có thể giúp cơ thể vật chủ trở thành "nhà máy sản xuất kháng nguyên" chống lại virus HIV.

Gần 4 thập kỷ sau khi được phát hiện, HIV đã cướp đi tính mạng của 36,3 triệu người và chúng ta vẫn chưa có vaccine nào để phòng ngừa. Tuy nhiên, nghiên cứu mới từ nhóm chuyên gia tại Viện Wistar, Mỹ, đã cho thấy bước tiến đầy hứa hẹn trong việc phát triển vaccine HIV.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 4/2, phát hiện lần đầu tiên một kháng thể chống lại HIV trên chuột. Kháng thể trung hòa này có tên Tier-2, được phát triển nhờ chất tam phân (trimer).

Trước đây, việc tạo ra các kháng thể này bằng cách sử dụng những ứng cử viên vaccine đòi hỏi thí nghiệm kéo dài và tốn kém trên những mô hình động vật lớn. Điều này gây trở lại đáng kể cho việc phát triển vaccine HIV-1.

Tuy nhiên, phát hiện mới của nhóm chuyên gia Viện Wistar đã “mở ra cánh cửa cho phép phát triển loại vaccine HIV tiên tiến hơn”. Theo PGS.TS Daniel Kulp, Trung tâm Tiêm chủng và Liệu pháp Miễn dịch, Viện Wistar, tác giả chính của công trình, họ mã hóa trimer tự nhiên thành DNA để đưa vào chuột. Điều này biến cơ thể vật chủ thành “nhà máy sản xuất kháng nguyên”, thay vì đòi hỏi quy trình sản xuất vaccine phức tạp.

Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh kết quả từ những con chuột nhận được chất tam phân được mã hóa DNA với nhóm chỉ nhận miễn dịch protein tiêu chuẩn. Họ phát hiện chỉ chuột được nhận trimer được mã hóa mới có kháng thể trung hòa Tier-2.

PGS Kulp cho biết: “Ở cả hai cách, chúng tôi đều có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Song, nền tảng DNA đã thúc đẩy quá trình trung hòa một cách đáng chú ý”.

Ông Kulp và cộng sự tiếp tục phân lập kháng thể đơn dòng từ chuột và xác định cấu trúc nguyên tử của một Tier-2. Họ phát hiện kháng thể này liên kết với một epitope (đoạn của protein dính ra khỏi kháng nguyên, kích thích phản ứng miễn dịch) được gọi là C3V5.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các kháng thể liên kết với C3V5 bảo vệ động vật khỏi bị nhiễm SHIV - họ hàng gần của HIV lây nhiễm cho động vật linh trưởng không phải người.

Theo GS Kulp, phát hiện mới cho thấy sự đáng kinh ngạc ở cách kháng thể Tier-2 có thể vô hiệu hóa virus HIV. “Lần đầu tiên chúng ta thiết kế được vaccine tạo phản ứng kháng thể vô hiệu hóa trên diện rộng với epitope C3V5" - ông nói.

Theo Zing

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hiểu đúng về axit uric và bệnh gout để phòng bệnh hiệu quả

Hiểu đúng về axit uric và bệnh gout để phòng bệnh hiệu quả

Việc hiểu rõ được mối liên hệ giữa axit uric và bệnh gout có thể giúp người bệnh phòng ngừa gout một cách tốt hơn, khi đây là một loại bệnh viêm khớp đang ngày càng trở nên phổ biến, bệnh xảy ra do sự tích tụ của axit uric trong cơ thể theo thời gian.
Khi thế hệ Gen Z làm mẹ sớm

Khi thế hệ Gen Z làm mẹ sớm

Học làm cha, làm mẹ cũng là học cách để trưởng thành. Thế hệ Gen Z làm mẹ sớm, đồng nghĩa với việc họ cũng sẽ có không ít điều cần phải quan tâm...
Thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới thế nào?

Thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới thế nào?

Thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới: Toàn tỉnh nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 30–37 độ C; chiều tối có mưa dông vài ngày; đề phòng nhiệt độ cao kèm dông lốc.
Cách khử mùi tủ lạnh hiệu quả

Cách khử mùi tủ lạnh hiệu quả

Việc loại bỏ mùi hôi trong tủ lạnh là một điều vô cùng cần thiết. Các bà nội trợ cần "bỏ túi" một số mẹo nhỏ để loại bỏ cũng như phòng tránh những mùi hôi khó chịu trong tủ lạnh.
Những thói quen bếp núc tránh ngộ độc

Những thói quen bếp núc tránh ngộ độc

Nếu bạn ít khi thay mới miếng bọt biển cọ rửa hay rửa thịt gà sống, thái thịt bằng thớt gỗ hãy nhanh chóng thay đổi để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.