Cứ mỗi độ xuân về, miền quê ca trù Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lại trở thành điểm hẹn thú vị đối với du khách. Sức hấp dẫn của những thể phách ca trù mượt mà, sâu lắng khiến du khách vấn vương, quyến luyến không rời...
Danh nhân Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) được xem là người đặt nền móng cho ca trù Cổ Đạm. Sau thời gian bị lãng quên, từ năm 1998, di sản văn hóa ca trù được phục hồi, nhiều thế hệ nghệ nhân, ca nương Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục giữ gìn và lan tỏa trong đời sống.
Biểu diễn ca trù, xây dựng gian hàng giới thiệu các sản phẩm du lịch địa phương, tham gia hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch... là những hoạt động quảng bá của đoàn Hà Tĩnh tại Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2022.
Đến với ca trù từ năm 6 tuổi, ca nương Phan Thị Sâm từng gặt hái nhiều giải thưởng cấp tỉnh Hà Tĩnh và quốc gia dành cho ca nương triển vọng. Tại liên hoan ca trù lần thứ 3 vừa được huyện Nghi Xuân tổ chức, Phan Thị Sâm là một trong hai thí sinh đạt giải xuất sắc…
Phan Thị Quỳnh Trâm - học sinh lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Công Trứ đã mạnh dạn trải nghiệm thể cách khó trong hát ca trù và được đánh giá là ca nương đầy triển vọng.
Liên hoan Ca trù huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lần thứ 3 có sự góp mặt của các ca nương “nhí”, trong đó, ca nương Dương Lê Nhã Uyên (học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Xuân Thành) đã để lại ấn tượng sâu sắc về giọng hát thanh, nẩy và phong thái biểu diễn chững chạc, tự tin.
Ca nương Phan Thị Sâm (thôn 4, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân) gây ấn tượng mạnh với khán giả bởi chất giọng trong, cách đổ hột, ngân rung đầy điêu luyện trong tiết mục ca trù thể cách mưỡu - nói “Thú Hương Sơn”. Tại liên hoan ca trù lần thứ 3, huyện Nghi Xuân, Phan Thị Sâm là một trong hai thí sinh đạt giải xuất sắc…
Sau một ngày tranh tài, Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã để lại trong lòng khán giả nhiều cảm xúc, trong đó, nhiều thí sinh đã có những màn biểu diễn đầy ấn tượng.
Còn ít ngày nữa Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lần thứ 3 sẽ chính thức khai mạc, nhưng thời điểm này, nhiều nghệ nhân “miền đất hát” đã sẵn sàng để trình diễn các làn điệu ca trù độc đáo.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về ca trù nên cụ Hà Thị Lý - trú tại thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là “kho tư liệu sống” để các thế hệ nghệ nhân ca trù ở địa phương tìm đến.
Nguyễn Công Trứ (người làng Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nổi danh trong lịch sử Việt Nam trên phương diện là một nhà chính trị tài ba, một người có tài kinh bang tế thế. Ông cũng ở lại trong lòng hậu thế với nhiều giai thoại cũng như những sáng tác thơ có sức ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật hát ả đào (ca trù)...
Liên hoan ca trù toàn quốc khai mạc vào tối 1/11 tại Hà Tĩnh tới đây là sự kiện mở màn cho chuỗi hoạt động Kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 160 năm ngày mất Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ; đồng thời, tạo cơ sở để trình UNESCO xem xét đưa loại hình nghệ thuật này ra khỏi danh mục “Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.
Trở lại làng Uy Viễn (nay là xã Xuân Giang, Nghi Xuân) - quê hương của Tướng công Nguyễn Công Trứ, tôi lại càng bồi hồi nhớ ông, một nhân vật kiệt xuất của lịch sử Việt Nam được nhân dân tôn thờ. Ông, dẫu đã thành người thiên cổ từ 160 năm trước nhưng vẫn được nhớ đến với tài thơ văn, quân sự, thủy lợi, với lòng thương dân, yêu nước và lối sống thẳng ngay, khảng khái.
Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 sẽ được tổ chức tại TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh trong 5 ngày (từ 1 - 5/11) với sự tham gia của các đơn vị thuộc 13 tỉnh, thành có di sản ca trù.
Với nhiều người dân Nghi Xuân và những nghệ nhân dân ca trong tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Ban từ lâu đã là một cái tên không thể tách rời với văn hoá Nghi Xuân. Trải qua hàng chục năm gắn bó với công tác bảo tồn văn hoá truyền thống, niềm say mê của người đảng viên ấy vẫn chưa một phút giây nào vơi…
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phân bổ giống lúa hỗ trợ gống cây trồng cho các huyện, thành phố, thị xã bị thiệt hại do bệnh đạo ôn cổ bông gây ra trong vụ Xuân vừa qua để phục vụ sản xuất vụ Hè thu - Mùa 2017.