Những thí sinh ấn tượng tại Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Sau một ngày tranh tài, Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã để lại trong lòng khán giả nhiều cảm xúc, trong đó, nhiều thí sinh đã có những màn biểu diễn đầy ấn tượng.

Những thí sinh ấn tượng tại Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân

Ca nương Phan Thị Sâm (xã Cổ Đạm) với thể cách mưỡu nói “Thú Hương Sơn” và “Thét nhạc” gây ấn tượng mạnh với khán giả bởi chất giọng trong và cách đổ hột ngân rung đầy điêu luyện. Đến với ca trù từ năm 6 tuổi, dưới sự dìu dắt của các nghệ nhân ca trù Cổ Đạm, ca nương Phan Thị Sâm từng gặt hái nhiều giải thưởng cấp tỉnh và quốc gia dành cho ca nương triển vọng. Hiện nay, sau khi tốt nghiệp đại học, trở về quê làm việc, cô tiếp tục sinh hoạt tại CLB ca trù Cổ Đạm.

Những thí sinh ấn tượng tại Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân

Ca nương Trần Thị Lưu Liên (53 tuổi, ở xã Xuân Hồng) mang lại cho khán giả nhiều cảm xúc bởi cách hát ém hơi, nhả chữ mượt mà, sang trọng trong 2 thể cách: hát nói “Đào Hồng, Đào Tuyết” và “Chúc hỗ”. Ca nương Lưu Liên cho biết, chị có 20 năm hát chầu văn ở đền Củi, đến với ca trù chưa lâu nhưng vô cùng yêu thích và mong muốn tiếp tục tập luyện để có thể hát được nhiều thể cách khác nhau.

Những thí sinh ấn tượng tại Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân

Với 2 thể cách: hát nói “Làm cho tỏ mặt nam nhi” và chúc hỗ “Điện rượu”, ca nương Phan Thị Tú Anh (xã Cổ Đạm) khiến cả khán phòng lặng đi trong những thanh âm cao vút, trong trẻo bay lên từ tiếng hát của cô. Ca nương Tú Anh hiện sinh hoạt ở CLB ca trù Cổ Đạm.

Những thí sinh ấn tượng tại Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân

Ca nương Phan Thùy Diễm là giáo viên Trường THCS Thành Mỹ (Nghi Xuân), đã có 6 năm gắn bó với ca trù. Mang đến hội diễn 2 tiết mục “Đào Hồng, Đào Tuyết” và “Xẩm đôi dòng”, chị chinh phục khán giả bởi chất giọng dày, trầm ấm và cách ém hơi, ngân giọng đầy truyền cảm.

Những thí sinh ấn tượng tại Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân

Ca nương Phan Thị Quỳnh Trâm - là học sinh lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Công Trứ mang đến liên hoan một màu sắc đậm chất dân gian với 2 thể cách: hát nói “Đào Hồng, Đào Tuyết” và thể cách “Tứ Quý”. Dù tiếp cận và học hát ca trù chưa lâu nhưng ca nương Phan Thị Quỳnh Trâm (SN 2004, xã Xuân Viên) đã mạnh dạn trải nghiệm ở thể cách khó và được đánh giá đầy triển vọng.

Những thí sinh ấn tượng tại Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân

Liên hoan lần này cũng ghi nhận sự góp mặt của các ca nương nhí. Trong đó, ca nương 8 tuổi Dương Lê Nhã Uyên (học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Xuân Thành) đã để lại ấn tượng sâu sắc về giọng hát thanh, nẩy và phong thái biểu diễn đĩnh đạc, tự tin qua 2 thể cách hát nói “Đào Hồng, Đào Tuyết” và “Chúc hỗ”. Các tiết mục của em được khán giả nhiệt liệt tán dương.

Những thí sinh ấn tượng tại Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân

Bên cạnh các ca nương, Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân lần thứ 3 năm 2021 còn đón nhận sự xuất hiện lần đầu tiên của 2 kép đàn và 4 quan viên. Thí sinh Phùng Anh Nguyên đến từ Trường Tiểu học Xuân Thành dự thi nội dung quan viên, dù mới 9 tuổi nhưng phong cách biểu diễn rất chững chạc. Đây là thí sinh được ban giám khảo đánh giá đầy triển vọng và đặt nhiều hy vọng về sự gắn kết, cống hiến lâu dài cho ca trù.

Những thí sinh ấn tượng tại Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân

Phùng Anh Nguyên (bên trái) trong vai trò quan viên trong một tiết mục hát của bạn thi.

Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân lần thứ 3 năm 2021 có sự tham gia của 37 thí sinh đến từ các địa phương trong huyện. Lễ tổng kết trao giải sẽ diễn ra vào lúc 20h tối nay (5/12).

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.