Các quốc gia khác có yêu cầu người dân chụp ảnh chân dung khi đăng ký thuê bao?

Hiện tại, khi yêu cầu chụp ảnh để đăng ký thuê bao di động đang được xã hội quan tâm, ICTnews xin trích đăng những ví dụ điển hình về quy định khi đăng ký SIM trả trước tại một số quốc gia trên thế giới, để độc giả có cái nhìn toàn diện về vấn đề này.

cac quoc gia khac co yeu cau nguoi dan chup anh chan dung khi dang ky thue bao

Bài viết dưới đây được trích dịch từ cuốn “Sách trắng về Đăng ký bắt buộc đối với SIM trả trước” được xuất bản vào tháng 4/2016 của Hiệp hội thông tin di động toàn cầu (GSMA) – Hiệp hội đại diện cho lợi ích của các nhà mạng trên thế giới, với gần 800 nhà mạng thuộc hơn 300 công ty trên một hệ sinh thái di động hơn, bao gồm các nhà sản xuất thiết bị, công ty phần mềm, nhà cung cấp trang thiết bị, các công ty internet cũng như các tổ chức lớn trong lĩnh vực này. Đây cũng là hiệp hội đứng sau những sự kiện lớn như Đại hội Di động Toàn cầu (MWC), MWC Thượng Hải, MWC Châu Mỹ…

Sách trắng 2016 là cuốn sách trắng thứ hai, nối tiếp cuốn sách trắng được xuất bản năm 2013. Cuốn sách này nêu ra thực trạng của việc đăng ký SIM trả trước, những ưu điểm cũng như khó khăn của việc đăng ký SIM trả trước, đồng thời đề xuất cách thức triển khai và thực tiễn tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo Sách trắng, tại những quốc gia mà việc đăng ký SIM là bắt buộc, yêu cầu này bao gồm cung cấp cho nhà mạng những thông tin định danh của người chịu trách nhiệm với số di động đó và đưa thông tin chi tiết về cá nhân này tới những cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Các yêu cầu cụ thể có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia.

Tại những quốc gia nơi mỗi công dân đều có một số đăng ký định danh quốc gia riêng, chẳng hạn như Pakistan, Rwanda hay Các Tiểu vương quốc Ả Rập, con số định danh này có thể được sử dụng để xác thực thông tin đăng ký thuê bao di động.

Còn ở những quốc gia nơi chính phủ không sử dụng biện pháp này, việc xác thực thông tin thường được kiểm tra bằng cách xem xét các tài liệu định danh của người dùng và có thể kèm theo các biện pháp sinh trắc học.

Cùng xem cách thức xử lý vấn đề này ở các quốc gia khác như thế nào:

Có hệ thống định danh có khả năng xác thực

Chile

Ecuador

Nam Phi

Rwanda

Pakistan

Không có hệ thống định danh có khả năng xác thực

Anh

Mexico

Namibia

Úc

Ghana

Nigeria

Hệ thống định danh có khả năng xác thực còn hạn chế

Mauritania

Kenya

Tanzania

Mozambique

Công-gô

Chad

Không có biện pháp nào

Hồ sơ lưu trữ

Sinh trắc học

Các giải pháp đăng ký SIM

Pakistan là một trong số những quốc gia yêu cầu sử dụng hệ thông tin sinh trắc học khi đăng ký SIM trả trước. Các yêu cầu đăng ký SIM đã được đưa vào Pakistan năm 2008. Giải pháp này ban đầu được coi là không đáng tin cậy và không hiệu quả. Vào tháng 10/2013, chính phủ đề xuất việc sử dụng đăng ký sinh trắc học có liên hệ với Cơ quan Dữ liệu và Đăng ký Định danh Quốc gia (NADRA).

Vào giữa năm 2014, chính phủ Pakistan đã ban hành yêu cầu xác thực nhận dạng sinh trắc học đối với tất cả các SIM đăng ký mới. Sau vụ khủng bố vào tháng 12/2014, yêu cầu này được mở rộng đến tất cả các SIM đã được cấp phép, cụ thể là yêu cầu toàn bộ 135 triệu SIM đã được cấp phải đăng ký lại. Việc triển khai được thực hiện nhanh chóng với tổng cộng 108 triệu SIM đã đăng ký bổ sung thêm thông tin thông qua 5 nhà mạng ở Pakistan trong thời hạn 3 tháng, 27 triệu SIM đã bị ngắt kết nối.

cac quoc gia khac co yeu cau nguoi dan chup anh chan dung khi dang ky thue bao

Cụ thể, giải pháp của Pakistan là: Tất cả khách hàng đều phải cung cấp dấu vân tay cùng với tài liệu tham khảo trong hệ thống định danh quốc gia và các chi tiết khác. Các dữ liệu sinh trắc và định danh được xác minh "thời gian thực" tại các cửa hàng bán lẻ của nhà cung cấp và được so sánh với cơ sở dữ liệu của NADRA. Danh tính đã xác minh được lưu trên hệ thống của nhà mạng cùng với thông báo chấp thuận của NADRA. Văn bản chấp thuận này có giá trị để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác, bao gồm các dịch vụ tài chính và dịch vụ chính phủ điện tử. Tòa án Tối cao Pakistan cho phép mỗi người sở hữu tối đa là 5 SIM, tuy nhiên cũng có các điều khoản cho SIM công ty.

Pakistan không phải là quốc gia duy nhất sử dụng hình thức xác thực sinh trắc học này. Những quốc gia như Bangladesh, Indonesia, Ả Rập Saudi và các Tiểu vương quốc Ả Rập đều yêu cầu công dân phải cung cập nhận dạng sinh trắc học kết hợp với thông tin định danh trên hệ thống để cấp SIM.

Nhưng cũng có nhiều quốc gia không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Chẳng hạn như Ecuador có một thống quản lý định danh quốc gia rất toàn diện, và mã số định danh này được sử dụng cho hộ chiếu, bằng lái xe và chứng minh thư, vì thế Ecuado sử dụng chính hệ thống này để xác thực khi đăng ký thuê bao di động. Rwanda cũng có một hệ thống đăng ký định danh quốc gia toàn diện và không cần áp dụng phương thức sinh trắc học.

cac quoc gia khac co yeu cau nguoi dan chup anh chan dung khi dang ky thue bao

Trong phần lớn các trường hợp, một loạt các tài liệu nhận dạng khác nhau được sử dụng để cung cấp bằng chứng cho việc xác định danh tính trong quá trình đăng ký. Các giấy tờ đăng ký mang tính pháp lý và chứng minh nhân dân bao gồm giấy khai sinh, hộ chiếu và giấy chứng minh nhân dân, là cơ sở cho điều này. Các loại giấy tờ đăng ký hỗ trợ các dịch vụ cụ thể và bao gồm giấy phép lái xe, danh sách cử tri, hồ sơ y tế, thẻ sinh viên.... Những loại giấy tờ nào phù hợp để xác minh danh tính cho việc đăng ký SIM sẽ khác nhau tùy thuộc vào thị trường.

Trong một số thị trường, giấy phép lái xe kèm theo một bức ảnh và một địa chỉ nhà và một giấy chứng minh nhân dân phù hợp có thể được sử dụng cho việc đăng ký, trong một số trường hợp khác có thể yêu cầu phải có một mẫu chứng minh thứ hai, đặc biệt nếu giấy phép lái xe không có ảnh.

Trong trường hợp của Nigeria, quốc gia này không có hệ thống định danh quốc gia, vì thế, để đăng ký SIM tại Nigeria, bạn buộc phải chụp một bức ảnh và lưu lại dấu vân tay. Việc kết hợp dữ liệu sinh trắc học, ảnh chụp và các thông tin cá nhân trong quá trình đăng ký như ngày sinh, điện thoại di động và tài liệu giấy tờ nhận dạng nhằm đảm bảo rằng người đăng ký là một cá nhân duy nhất.

Thế nhưng, đăng ký SIM trả trước không phải là điều bắt buộc với mọi quốc gia trên thế giới. Một số thị trường tồn tại những mối lo ngại thực sự về bảo mật, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Mexico và Anh thì lựa chọn không áp đặt nghĩa vụ đăng ký. Điều này phản ánh sự cân bằng giữa hiệu quả của giải pháp khả thi, chi phí thực hiện giải pháp (bao gồm cả chi phí cho người tiêu dùng và hạn chế trên thị trường trả trước) và các quan ngại về quyền riêng tư liên quan đến việc sử dụng thông tin đăng ký của chính phủ và nhà khai thác.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ các quốc gia trên buông lỏng quản lý SIM trả trước. Chẳng hạn như tại Mexico, chính phủ đã bãi bỏ yêu cầu đăng ký SIM bắt buộc và thay thế nó bằng một giải pháp có tên "Geolocalization" (xác định vị trí địa lý). Điều này cho phép các nhà chức trách sau khi nhận được lệnh của tòa án có quyền yêu cầu nhà khai thác cung cấp chi tiết vị trí cho một thiết bị di động cụ thể. Trọng tâm chính của quy định là nhằm ngăn chặn việc bắt cóc. Đồng thời từ năm 2016, nhà mạng cũng được yêu cầu xây dựng một cơ sở dữ liệu về các số IMEI của thiết bị. Yêu cầu này chỉ được đưa ra với nhà mạng chứ không phải với nhà bán lẻ. Nếu số IMEI bị trùng, nhà mạng sẽ nhắn tin SMS cho người dùng và yêu cầu đăng ký thay đổi.

Nhìn chung bằng cách này hay cách khác, chính phủ trên thế giới đều có những biện pháp riêng để xác định tính duy nhất của một cá nhân sở hữu SIM. Tùy vào tình hình từng quốc gia cũng như toàn diện của các hệ thống xác định danh tính mà chính phủ một nước có thể yêu cầu bổ sung các biện pháp xác định danh tính bên cạnh giấy tờ tùy thân, chẳng hạn như lấy dấu vân tay, quét mống mắt, ảnh hoặc kết hợp nhiều biện pháp nói trên.

Độc giả có thể xem thông tin chi tiết về báo cáo này tại đường dẫn:

/Uploaded/www.gsma.com/publicpolicy/wp-content/uploads/2016/04/GSMA2016_Report_MandatoryRegistrationOfPrepaidSIMCards.pdf

Theo Lê Kiên/ICTNews

Đọc thêm

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Một nguyên mẫu iPhone được cho là phiên bản thử nghiệm tính năng nút cảm ứng, dùng logo biểu tượng Vesica Piscis thay quả táo.
Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.