Cách bảo vệ bản thân trước biến thể Omicron BA.4 và BA.5

Các ca mắc COVID-19 đang gia tăng trên toàn cầu, trước sự xuất hiện của các biến thể phụ mới BA.5 và BA.4. Sau đây là những cách để bảo vệ bản thân trước Omicron BA.5 và BA.4 hiện đã xâm nhập vào Việt Nam.

1. Các biến thể phụ Omicron BA.5 và BA.4 xuất hiện và lây lan trên toàn cầu

Điều gì đang làm gia tăng các ca mắc COVID? Ở Mỹ, các biến thể phụ của Omicron BA.5 và BA.4 đang chiếm số lượng lớn các ca mắc mới. Các biến thể phụ Omicron BA.5 và BA.4 được cho là có khả năng lây lan cao hơn so với phiên bản gốc của Omicron. Do khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, Omicron BA.5 và BA.4 được cho là có thể sớm trở thành biến thể chủ đạo ở Mỹ và châu Âu.

Cách bảo vệ bản thân trước biến thể Omicron BA.4 và BA.5

Omicron BA.4 và BA.5 đang gây ra làn sóng ca mắc mới ở Mỹ và châu Âu

Omicron là chủng mới nhất đang nằm trong tầm ngắm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kể từ đầu năm nay. Omicron lây lan nhanh tới mức nó nhanh chóng thế chân biến thể Delta vốn gây ra làn sóng COVID-19 lần thứ hai trên toàn cầu trước đó. Đầu năm nay, Omicron “tàng hình” BA.2 đã gây ra làn sóng COVID-19 thứ ba trên toàn thế giới, với tốc độ lây lan nhanh nhưng không gây ra các triệu chứng nặng.

Còn hiện nay, với sự xuất hiện của BA.4 và BA.5, rất có thể COVID-19 lại bước sang một trang mới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (CDC châu Âu) dự đoán BA.4 và BA.5 sẽ trở thành biến thể chủ đạo ở Mỹ, Anh và châu Âu trong vài tuần tới. BA.5 và BA.4 hiện chiếm tới 52% tổng số ca nhiễm COVID-19 mới tại Mỹ. Ở Bồ Đào Nha, biến thể BA.5 chiếm đến 80% số ca mắc mới COVID-19.

Còn ở một quốc gia đông dân như Ấn Độ, Omicron BA.4 và BA.5 cũng đã bắt đầu xuất hiện khiến nước này phải gia tăng cảnh báo và có biện pháp phòng ngừa. Trong nhiều tháng qua, lần đầu tiên Ấn Độ ghi nhận ca mắc lên tới hàng nghìn ca mỗi ngày. Con số 18.819 ca mắc mới vào ngày 30/6 - được ghi nhận là ca mắc mới trong ngày cao nhất trong 4 tháng qua. Ấn Độ đã bắt đầu ghi nhận ca nhiễm BA.5 và BA.4 ở Maharashtra và Tamil Nadu, còn phần lớn ca nhiễm vẫn là do biến thể “tàng hình” Omicron BA.2.

2. Bốn cách để bảo vệ bạn khỏi làn sóng lây nhiễm Omicron BA.5 và BA.4

2.1. Xét nghiệm

Người có triệu chứng COVID-19 hoặc nghi mắc cần phải xét nghiệm vì trách nhiệm với cộng đồng. Việc xét nghiệm có thể góp phần truy vết biến thể mới và giúp cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa dịch. Xét nghiệm là điều mà WHO đã luôn nhấn mạnh kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Nhờ xét nghiệm để phát hiện bệnh và tự cách ly bản thân cho tới khi khỏi, bạn có thể bảo vệ gia đình, người thân và góp phần ngăn ngừa dịch lây lan, đặc biệt trước sự xâm nhập của Omicron BA.4 và BA.5.

2.2. Giữ gìn vệ sinh

Rửa tay, sử dụng nước khử khuẩn giúp ngăn ngừa dịch trên diện rộng. Bạn cũng nên tránh đưa tay lên mặt. Và nhớ rằng, trước khi ăn hãy rửa sạch tay. Ở nơi công cộng, nên khử khuẩn tay thường xuyên để ngăn ngừa virus.

2.3 Đeo khẩu trang

Một vài nghiên cứu đã chứng minh đeo khẩu trang hạn chế COVID-19 lây lan. Hiện nay, việc tiêm vaccine mũi 3 và mũi 4 đang được tiến hành nhằm bảo vệ người dân trước sự xâm nhập của BA.4 và BA.5. Bên cạnh đó, đeo khẩu trang vẫn được coi là biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất để ngăn nhiễm COVID-19.

2.4. Tiêm vaccine đủ 2 liều cơ bản và tiêm liều bổ sung (mũi 3, mũi 4) nếu cần khi tới lượt

Cho tới nay, tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là biện pháp y tế hiệu quả nhất để ngăn ngừa COVID-19. Vaccine hiệu quả cả trong việc ngăn chặn lây lan dịch lẫn bảo vệ khỏi chuyển nặng và nhập viện.

3. Các triệu thường gặp khi nhiễm Omicron BA.4 hoặc Omicron BA.5

Theo các chuyên gia y tế, sốt cao, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi là các triệu chứng thường gặp ở người nhiễm biến thể Omicron BA.4 và BA.5.

Các triệu chứng này thường không kéo dài quá 2-3 ngày.

Cách bảo vệ bản thân trước biến thể Omicron BA.4 và BA.5

Sốt cao, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi là các triệu chứng thường gặp ở người nhiễm Omicron BA.4 hoặc BA.5

“Các triệu chứng nhiễm Omicron BA.4 hoặc BA.5 thường bắt đầu với”sốt, đau họng, ngứa họng, đau người, mệt mỏi, theo sau là ho và đau rát họng" - chuyên gia Satish Koul - giám đốc nội khoa (Viện nghiên cứu Fortis Memorial, Ấn Độ)

Trong khi đa phần các chuyên gia y tế cho biết không có gì phải lo ngại vì Omicron BA.4 và BA.5 thường không gây ra triệu chứng nặng, nhưng các chuyên gia này vẫn khuyên người dân đừng lơ là, chủ quan mà không có biện pháp phòng vệ ngừa COVID-19.

4. Khả năng lây nhiễm Omicron BA.4 và BA.5

Theo dữ liệu của CDC Mỹ trích dẫn một số báo cáo, ca nhiễm COVID đang gia tăng ở tốc độ cao hơn.

Những biến thể phụ Omicron BA.4 và BA.5 có thể dễ dàng lẩn tránh hệ miễn dịch và kháng thể có từ lần mắc COVID-19 trước đó và thậm chí ở cả người đã tiêm vaccine, theo dữ liệu của các nhà nghiên cứu tại Trung Tâm Y khoa Beth Israel Deaconess thuộc Đại học Y Harvard.

Tuy nhiên, việc tiêm đủ liều cơ bản và tiêm liều tăng cường vaccine COVID-19 cũng góp phần ngăn ngừa lây nhiễm và đặc biệt bảo vệ bản khỏi nguy cơ chuyển nặng, nhập viện, hay tử vong.

5. Công dụng bảo vệ của vaccine ngừa COVID-19 trước Omicron BA.4 và BA.5

Về điểm này, tất cả các nhà khoa học đều đồng thuận về khả năng bảo vệ của vaccine trước Omicron BA.4 và BA.5.

Cách bảo vệ bản thân trước biến thể Omicron BA.4 và BA.5

Theo WHO, các vaccine hiện nay đều có công dụng bảo vệ bạn trước Omicron BA.4 và BA.5. Kháng thể tạo ra nhờ vaccine giảm nguy cơ lây nhiễm và đặc biệt là ngăn ngừa triệu chứng nặng, nhập viện, chuyển nặng hay tử vong do COVID-19.

Mặc dầu có sự suy giảm về kháng thể trung hòa virus ở người đã tiêm phòng khi phơi nhiễm với Omicron BA.4 và BA.5, nhưng rõ ràng là có sự kháng biệt lớn về lượng kháng thể ở người được tiêm và chưa tiêm.

Rõ ràng là, lượng kháng thể có được nhờ tiêm vaccine sẽ giúp bảo vệ bạn chống lây nhiễm với Omicron BA.4 và BA.5 tốt hơn so với người chưa tiêm.

Một nghiên cứu bên ngoài Nam Phi cho thấy ở những người chưa tiêm, lượng kháng thể sụt giảm gấp 8 lần khi nhiễm BA.4 và BA.5. Ở những người đã tiêm phòng, lượng kháng thể trung hòa chỉ sụt giảm gấp 3 lần mà thôi.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.