Sau khi sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm, sản phẩm cam Khe Mây, xã Hương Đô, Hương Khê (Hà Tĩnh) cho quả to, đồng đều và ngọt, thu năng suất cao hơn khoảng 20% so với sản xuất truyền thống.
Với quy mô hơn 100 gian hàng, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh 2024 là dịp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ cam và các sản phẩm, đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng.
Những ngày này, cam chanh của các vùng trồng ở Hà Tĩnh đã bắt đầu vào mùa thu hoạch và bán trên thị trường. Giá cam hiện nay dao động từ 20.000 - 50.000 đồng/kg.
Các nhà vườn đang tập trung hoàn thành quá trình chuẩn bị, sẵn sàng đưa những sản phẩm chất lượng nhất đến với Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5 (diễn ra từ 6 - 10/1/2023) tại khu vực Công viên Trần Phú (TP Hà Tĩnh).
Người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang phấn khởi khi cam Khe Mây đầu vụ được thu mua với giá khá cao, dao động từ 30-35 nghìn đồng/kg; đặc biệt, một số sản phẩm cam đặc sản, cam hữu cơ có giá lên đến 70-80 nghìn đồng/kg.
Việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đang góp phần quan trọng giúp HTX Cam Long Nhâm (Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh) thay đổi phương thức sản xuất, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Qua khảo sát, sản phẩm cam Hà Tĩnh được đại diện Bộ Công thương, Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (thuộc Tập đoàn Masan) đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã cũng như sự đầu tư bài bản trong sản xuất.
Năm 2020, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức song khu vực kinh tế tập thể (KTTT) Hà Tĩnh đã đạt kết quả khả quan, bứt ra dần khỏi sự trì trệ, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển của tỉnh.
Để đưa sản phẩm chất lượng nhất đến với Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 4 diễn ra từ ngày 18 - 20/12, các nhà vườn đang tập trung hoàn thành quá trình chuẩn bị, sẵn sàng cho ngày hội lớn.
Chiều nay (6/2), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT đi kiểm tra tình hình phát triển cây ăn quả, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Khê.
Trên hành trình xây dựng “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), mỗi địa phương của Hà Tĩnh đều có những sản vật không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang nét đặc trưng, truyền thống văn hóa vùng miền với những giá trị tinh thần được lưu giữ trong đó.
Cuối đông. Hòa trong tiết hanh hao của đất trời, trên những đồi cam chín vàng trĩu quả, không khí càng thêm rộn ràng khi các nhà vườn đang vào mùa thu hoạch để mang sắc xuân đến với mọi nhà.
Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 3 có 88 gian hàng. Trong đó, có 48 gian hàng cam, bưởi, hoa quả và 40 gian hàng sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp được bài trí công phu, đẹp mắt, thực sự “níu chân” khách tham quan.
Chiều tối nay (21/12), Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 3 năm 2019 chính thức khai mạc tại quảng trường Trung tâm Thương mại Vincom thành phố Hà Tĩnh với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
Cùng với các vùng trồng cam “có tiếng” trên địa bàn Hà Tĩnh, nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khác như mật ong, giò me, nước mắm, trầm hương, trầm cảnh… cũng đang được các đơn vị “rục rịch” chuẩn bị để tham gia Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 21 - 23/12.
Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Hà Tĩnh năm 2019 đang đến gần. Để tham gia các gian hàng tại mùa lễ lớn nhất trong năm cho sản phẩm chủ lực của vùng, các vựa cam trên địa bàn tỉnh đang gấp rút chuẩn bị, sẵn sàng cho ngày khai hội.
Mặc dù hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên, với số lượng phương tiện vận tải ít ỏi, thiếu các loại xe chuyên chở hàng hóa đã làm khó người nông dân các huyện miền núi ở Hà Tĩnh trong tiêu thụ nông sản.
Hứng chịu những khắc nghiệt của thời tiết nhưng cam Khe Mây ở xã Hương Đô (Hương Khê – Hà Tĩnh) năm nay vẫn trĩu quả và được giá bởi chất lượng của một sản phẩm thương hiệu.
Chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng, người tiêu dùng đã có thể mua được 1kg cam đầu mùa. Mức giá này được cho là khá thấp so với nhiều năm nay ở thị trường Hà Tĩnh…
Sáng nay (31/10), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức trao giấy chứng nhận VietGap cho HTX Nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm, xã Hương Đô (Hương Khê – Hà Tĩnh).
Ngày 26/9, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng, đăng ký, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong khuôn khổ chương trình OCOP.
Sáng nay (19/9), Sở KH&CN Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Hương Khê tổ chức lễ công bố quyết định và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Cam Khe Mây cho sản phẩm cam quả của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm hàng đầu, nhiều nhà vườn ở Hà Tĩnh đã tìm kiếm hướng sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tăng sức cạnh tranh, đồng thời bảo vệ môi trường...
Mấy ngày gần đây, huyện Hương Khê được xem là đỉnh điểm của nắng nóng. Nhiệt độ có lúc lên đến hơn 430C, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Đến với Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh năm 2018, các sản phẩm cam đã bảo hộ thương hiệu, dán tem truy xuất nguồn gốc, thâm canh theo hướng VietGAP… được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Đây là hướng đi đúng để thương hiệu Cam Hà Tĩnh vươn xa trên thị trường.