Thời tiết bất lợi, đặc sản cam Khe Mây ở Hà Tĩnh mất mùa

(Baohatinh.vn) - Chưa bao giờ cam Khe Mây ở Hương Khê (Hà Tĩnh) lại mất mùa như năm nay, tỷ lệ đậu quả chỉ bằng 1/3 so với những năm trước.

Thời tiết bất lợi, đặc sản cam Khe Mây ở Hà Tĩnh mất mùa

Tốn bao công sức, tiền của chăm bón cho vườn cam 900 gốc, anh Trần Thăng Long ở thôn 1, xã Hương Đô (Hương Khê) luôn hy vọng năm nay vườn cam ở vùng Khe Mây được mùa, đạt sản lượng cao. Thế nhưng, không ngờ tỷ lệ cam đậu quả thấp, thậm chí có cây chỉ lèo tèo vài ba quả.

Thời tiết bất lợi, đặc sản cam Khe Mây ở Hà Tĩnh mất mùa

“Hơn 17 năm trồng cam nhưng tôi chưa bao giờ thấy cam mất mùa nặng nề như năm nay. Mặc dù gia đình vẫn đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật nhưng không hiểu sao tỷ lệ cam đậu quả rất thấp. Bình thường, bình quân mỗi gốc cam đến kỳ thu hoạch sẽ cho 50 kg quả nhưng với tình trạng trên cũng chỉ được khoảng 20 – 25 kg quả. Năm ngoái, vườn của tôi đạt sản lượng 9 tấn cam thì năm nay may lắm chỉ được khoảng 2 tấn” – Anh Long xót xa nói.

Thời tiết bất lợi, đặc sản cam Khe Mây ở Hà Tĩnh mất mùa

Cũng ở vùng Khe Mây, vườn cam 300 gốc mới cho thu hoạch được 3 năm nay của ông Nguyễn Trung Ngọc ở thôn 6, xã Hương Đô chủ yếu lá; nhiều cây lác đác được vài chục quả.

Thời tiết bất lợi, đặc sản cam Khe Mây ở Hà Tĩnh mất mùa

Ông Ngọc chia sẻ: Năm nay có thể do thời tiết nên cam đậu quả rất thấp. Không chỉ cam nhà tôi mà khắp cả vùng này vườn cam nhà nào cũng mất mùa, tỷ lệ đậu quả chỉ bằng 1/3 so với năm ngoái, thậm chí nhiều hộ cây cam không có quả. Không những thế, năm nay hạn sớm, nắng nóng kéo dài, không có nước tưới khiến cam bị héo khô, rụng quả.

Thời tiết bất lợi, đặc sản cam Khe Mây ở Hà Tĩnh mất mùa

“Vụ cam năm nay chắc chắn “thất thu” nhưng gia đình tôi vẫn phải tiếp tục chăm sóc vớt vát được chừng nào hay chừng đó và chỉ biết hy vọng cho vụ cam tiếp theo” – Ông Ngọc bày tỏ.

Thời tiết bất lợi, đặc sản cam Khe Mây ở Hà Tĩnh mất mùa

Cam Khê Mây được xem đặc sản cây ăn quả của Hương Khê và là cây trồng chủ lực của người dân xã Hương Đô.

Thời tiết bất lợi, đặc sản cam Khe Mây ở Hà Tĩnh mất mùa

Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Đô Nguyễn Hồng Nguyên cho hay: "Vùng kinh tế cam Khe Mây có diện tích gần 350 ha với gần 100 hộ trồng. Trong những năm qua, cây cam đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, năm nay cam mất mùa, sản lượng nhìn chung ước đạt khoảng 30 – 40% so với năm trước ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người dân trồng cam. Chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền, khuyến cáo người dân tiếp tục duy trì chăm sóc để cây cam phát triển tốt cho năng suất, sản lượng cao hơn cho vụ sau"

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.