"Thấm" nông nghiệp 4.0, nhà nông Hà Tĩnh dùng công nghệ sinh học "nuôi" cam VietGap

(Baohatinh.vn) - Khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm hàng đầu, nhiều nhà vườn ở Hà Tĩnh đã tìm kiếm hướng sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tăng sức cạnh tranh, đồng thời bảo vệ môi trường...

“Thấm” nông nghiệp 4.0, nhà nông Hà Tĩnh dùng công nghệ sinh học “nuôi” cam VietGap

Phân bón sinh học AH No8 Thanh Hà có khả năng rút ngắn thời gian cơ bản đối với cam trồng mới.

Vườn cam 6 ha của gia đình ông Đinh Văn Nhâm (xã Hương Đô, Hương Khê) nằm trong khu sản xuất cam Khe Mây sạch theo chuẩn VietGap của HTX cam Khe Mây Long Nhâm. Tất cả các quy trình sản xuất đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nghiêm ngặt như: bón phân theo quy tắc “4 đúng”, ứng dụng công nghệ sinh học, phân hữu cơ, ghi nhật ký...

Đang vào mùa phát triển mạnh nhất của cây cam, chuẩn bị cho vụ mùa sắp sửa, ông Nhâm phải tìm kiếm các loại phân bón cấp dinh dưỡng cho cây. Bởi lẽ, trong điều kiện môi trường sản xuất ngày càng khó khăn, cạnh tranh thị trường cao, nếu để tự nhiên, cam sẽ bị rụng, bị sâu bệnh tấn công dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

“Thấm” nông nghiệp 4.0, nhà nông Hà Tĩnh dùng công nghệ sinh học “nuôi” cam VietGap

Ông Đinh Văn Nhâm (xã Hương Đô) phấn khởi khi nhiều cây cam được phục hồi, ra quả tốt.

“Tôi đã sử dụng rất nhiều loại phân bón sinh học, nhưng sản phẩm AH No8 Thanh Hà của Công ty CP Thanh Hà thực sự chuyển biến rõ rệt. Nhất là vào đợt nắng nóng cực điểm lên đến trên 43 độ C vừa qua tại Hương Khê, cây chịu hạn tốt, vẫn giữ được màu xanh bóng, lá to. Nhờ vậy, cây đậu quả rất tốt, cứng cuống, kể cả những dòng cam khó đậu quả như V2. Ngoài ra, những cây già cỗi trên 15 năm cũng được “trẻ hóa” và đậu quả đều trở lại” - ông Nhâm cho hay.

Hiện nay, ông Nhâm đang thử nghiệm AH No8 trên 1 ha với nhiều đối tượng từ kiến thiết đến phục hồi, cây sinh trưởng yếu, cây sinh trưởng khỏe để đối chứng và “kích thích” hết những ưu việt của loại phân bón theo công nghệ nano này.

“Thấm” nông nghiệp 4.0, nhà nông Hà Tĩnh dùng công nghệ sinh học “nuôi” cam VietGap

Cây sinh trưởng đều, bật lộc và cho quả tốt nhờ AH No8 Thanh Hà.

Đối với trồng cam, anh Lê Vạn Hải - HTX Nông nghiệp Gia Phúc (xã Thường Nga, Can Lộc) là “người đến sau”. Đổi lại, ông đầu tư mạnh cho công nghệ và quy trình sản xuất cam sạch. Ngoài hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến thì nguyên tắc sản xuất của HTX chính là “nói không với hóa chất”.

Ông Lê Vạn Hải - Giám đốc HTX Nông nghiệp Gia Phúc cho biết: “30 ha quy hoạch trồng cây ăn quả sản xuất theo chuỗi khép kín giúp tiết kiệm kinh phí đầu tư phân bón và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, tạo sản phẩm sạch, chất lượng. Riêng cây cam, tôi đang thử nghiệm 1 ha với phân bón AH No8 Thanh Hà cho cả nhỏ giọt và phun lá. Qua 4 lần bón, cây phát triển khỏe, bật lộc, đổ tán đều, khác hẳn với những cây không dùng”.

“Thấm” nông nghiệp 4.0, nhà nông Hà Tĩnh dùng công nghệ sinh học “nuôi” cam VietGap

Cuống cứng, khả năng giữ quả của cây sẽ cao hơn, hạn chế hiện tượng rụng quả của cam.

Đây là hai trong số 16 mô hình tại Can Lộc, Vũ Quang, Hương Khê trình diễn hiệu lực của phân bón AH No8 Thanh Hà trên mô hình cam VietGap về khả năng phục hồi cây già, cây sinh trưởng kém, đồng thời rút ngắn thời gian cây trồng mới... được Công ty TNHH Vitad, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh và Công ty CP Thanh Hà tài trợ.

Theo đó, các nhà vườn được đầu tư 100% phân bón sinh học AH No8 Thanh Hà, hỗ trợ quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng của cam và có đối chứng để có những kết luận khoa học về tính ưu việt của phân bón AH No8 Thanh Hà.

“Thấm” nông nghiệp 4.0, nhà nông Hà Tĩnh dùng công nghệ sinh học “nuôi” cam VietGap

AH No8 hoạt động với cơ chế là thực phẩm chức năng bổ dưỡng, điều hòa sinh trưởng cho cây trồng.

Ông Lê Ngọc Hiền - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Vitad cho biết: “Phân bón sinh học AH No8 Thanh Hà hoạt động với cơ chế là thực phẩm chức năng bổ dưỡng, điều hòa sinh trưởng cho cây trồng; giúp cây trồng tăng tỷ lệ ra hoa đậu trái, ức chế sự xâm hại của sâu và bệnh hại. Tuy nhiên, sản phẩm công nghệ này buộc các nhà vườn phải tuân thủ hướng dẫn, ứng với từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng thì mới phát huy hết hiệu lực. Tới đây, mô hình sẽ được các nhà chuyên môn đánh giá trên từng địa phương trước khi phát triển diện rộng”.

Ứng dụng công nghệ sinh học là con đường tất yếu của sản xuất nông nghiệp 4.0. Điều này, không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, thân thiện với môi trường sản xuất mà còn tạo ra cơ hội để kéo dài tuổi thọ của cây trồng cho kinh tế cao. Trong đó, mô hình doanh nghiệp - nhà khoa học và nhà vườn sẽ tạo thế đứng “kiềng ba chân” vững vàng trong thị trường ngày càng “khó tính”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),