(Baohatinh.vn) - Tại nhiều địa phương ở Đức Thọ (Hà Tĩnh), mô hình cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã kiêm bí thư chi bộ thôn, xóm bước đầu đã phát huy hiệu quả. Qua đó, làm chuyển biến về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, tạo thêm niềm tin của nhân dân.
Với vai trò Trưởng Công an xã Đức Dũng kiêm Bí thư Chi bộ thôn Đại Tiến, ông Nguyễn Doãn Quý (người ngoài cùng bên trái) đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng NTM.
Đức Dũng (Đức Thọ) là một trong những đơn vị đã “phủ kín” mô hình CBCC xã kiêm bí thư chi bộ thôn, xóm. Tất cả 5 chi bộ thôn đã có CBCC xã kiêm nhiệm. Theo Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã Đức Dũng Đào Xuân Quế thì cách bố trí này bước đầu đã đáp ứng yêu cầu thực tế ở địa phương.
Với vai trò của Trưởng Công an xã Đức Dũng kiêm Bí thư Chi bộ thôn Đại Tiến, ông Nguyễn Doãn Quý đã làm tròn trọng trách “hai vai” của người đứng đầu, được nhân dân ghi nhận. Minh chứng cụ thể nhất là việc xây dựng nhà văn hóa thôn Đại Tiến có tổng mức đầu tư 600 triệu đồng. Mặc dù đời sống người dân còn khó khăn nhưng với vai trò của mình, ông Quý cùng tập thể chi bộ, ban cán sự thôn đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp được 120 triệu đồng và hàng trăm ngày công, góp phần xây dựng công trình thuận lợi. Ở hầu hết các chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Đức Dũng và các địa phương khác cũng vậy.
Ông Nguyễn Hồng Thái - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Liên Minh cho biết: “Đảng bộ Liên Minh có 6 chi bộ, trong đó có 2 chi bộ xóm giáo toàn tòng đã có CBCC xã kiêm nhiệm. Các đồng chí được giao nhiệm vụ đã phát huy cao vai trò, trách nhiệm của mình. Nhờ đó, công tác xây dựng Đảng cũng như các phong trào thi đua ở địa phương chuyển biến tích cực”.
Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình, huyện Đức Thọ đã có 22 CBCC và bán chuyên trách của 11 xã kiêm nhiệm chức danh bí thư chi bộ thôn, xóm. Đảm nhận cùng một lúc 2 trọng trách nên đội ngũ này luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân. Trong số này, phần lớn năng động, có phương pháp làm việc sáng tạo, nói đi đôi với làm, nhất là tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng NTM.
Hiệu quả bước đầu của cách làm này không những thể hiện rõ sự cần thiết trong việc đổi mới công tác cán bộ, tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở mà còn góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính - một trong những nhiệm vụ của bất cứ địa phương, đơn vị nào trong giai đoạn hiện nay.
BCH Đảng bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh vừa tổ chức họp thảo luận các nội dung liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải giao các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Tại hội nghị tiếp xúc với đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, cử tri Thạch Hà trao đổi nhiều ý kiến liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số vấn đề bức thiết trong đời sống.
Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Cần có chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách, xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu... là những vấn đề "nóng" được cử tri Vũ Quang tâm huyết gửi gắm tới Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cùng 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm TP Hà Nội, TP Huế và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013...
Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo 1227 tỉnh Hà Tĩnh là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thông qua một số tờ trình quan trọng và miễn nhiệm Ủy viên UBND huyện đối với các đồng chí đã thay đổi vị trí công tác.
Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho khoảng 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII đã tổ chức 25 kỳ họp để xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về phát triển KT-XH.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã là cơ hội và cũng là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện việc phân chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Tĩnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.
Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến góp ý để kịp thời hoàn thiện các dự thảo nghị quyết về biên chế và dân chủ cơ sở trình kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.
Theo chủ trương của Bộ Chính trị, cả nước sẽ thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Dù không ít tâm tư nhưng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn giữ vững tinh thần phục vụ, đảm bảo nền hành chính vận hành thông suốt, hiệu quả.
Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024 tiếp tục tăng 3 bậc cho thấy những nỗ lực của Hà Tĩnh trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định làm việc bán thời gian, làm việc từ xa cho một số vị trí công việc đặc thù; công chức có con nhỏ, cha mẹ già yếu hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy, mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu mục tiêu đến 2030, 100% người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, mức trợ cấp ưu đãi cũng sẽ tiếp tục được điều chỉnh ở mức cao nhất trong hệ thống chính sách xã hội.
Nhấn mạnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chăm lo, nâng cao đời sống của người dân, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ định hướng chú trọng phát triển y tế, tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân.