Cần đổi mới tư duy, cách làm, nhân rộng mô hình hay về cải cách hành chính

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và địa phương nêu cao vai trò, trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất, thông thoáng nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) Chính phủ tổ chức phiên họp trực tuyến với các địa phương. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ chủ trì tại điểm cầu Trung ương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Cần đổi mới tư duy, cách làm, nhân rộng mô hình hay về cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Báo cáo tại phiên họp cho thấy, trong 10 tháng qua, công tác CCHC ở các bộ, ngành, địa phương tiếp tục được đẩy mạnh và có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, góp phần tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Công tác thông tin, tuyên truyền và kiểm tra CCHC được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục.

Các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực rà soát cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh; rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tiếp tục được tập trung.

Đến nay, có 20/20 bộ, cơ quan ngang bộ ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; 13/15 bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức nghiệp vụ chuyên ngành. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đang được tập trung chỉ đạo.

Cần đổi mới tư duy, cách làm, nhân rộng mô hình hay về cải cách hành chính

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Việc xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số được đẩy mạnh. Chính phủ đã ban hành một số nghị quyết có liên quan đến thúc đẩy, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia.

36/63 địa phương đã triển khai trung tâm chỉ đạo, điều hành thông minh. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số dịch vụ đủ điều kiện đạt 100%; 40/63 địa phương tham mưu, ban hành nghị quyết của HĐND về miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm thu hút người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến. Công tác cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm triển khai.

Tại Hà Tĩnh, trong 10 tháng qua, công tác chỉ đạo điều hành CCHC luôn được quan tâm triển khai quyết liệt. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ. Chỉ số CCHC và các chỉ số liên quan năm 2022 tiếp tục duy trì trong nhóm khá của cả nước. Hà Tĩnh cũng đã ban hành kế hoạch khắc phục các tồn tại, hạn chế và duy trì cải thiện nâng cao chỉ số CCHC và các chỉ số liên quan trong năm 2023.

Công tác kiểm tra CCHC, thanh tra, kiểm tra công vụ được tăng cường. Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra đột xuất giải quyết TTHC tại các địa phương; công khai số điện thoại đường dây nóng của cá nhân Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp trong toàn tỉnh. Tiếp tục triển khai, nhân rộng và áp dụng có hiệu quả các mô hình, sáng kiến, giải pháp mới trong CCHC.

Cần đổi mới tư duy, cách làm, nhân rộng mô hình hay về cải cách hành chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, thời gian qua, công tác CCHC đã có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện trên cả 6 nội dung. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương.

Tuy vậy, nhận thức của người đứng đầu ở một số địa phương về vai trò, tầm quan trọng của công tác CCHC còn hạn chế; tình trạng nợ đọng văn bản vẫn còn tồn tại; TTHC vẫn còn rườm rà, môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng; kỷ luật, kỷ cương hành chính nhiều nơi còn chưa nghiêm; tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm chưa được giải quyết triệt để...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, thời gian tới, các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC phải phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; đẩy mạnh CCHC trên cả 6 nội dung, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất, thông thoáng nhất cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tuyệt đối không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; rà soát, đổi mới tư duy, cách làm trong CCHC; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện CCHC ở cơ sở.

Người đứng đầu ở các địa phương tăng cường đối thoại, lắng nghe, giải quyết các ý kiến của người dân, doanh nghiệp. Các bộ, ngành cần chấm dứt tình trạng nợ đọng văn bản; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác CCHC, nhất là nhân rộng các mô hình, cách làm, giải pháp hay ở cơ sở...

Chủ đề Cải cách hành chính

Đọc thêm

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.