Cẩn trọng khi dùng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ

(Baohatinh.vn) - Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo đã có hiệu lực được hơn 1 tháng. Tuy nhiên, để nghị định thực sự đi sâu vào đời sống thì vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

Những năm gần đây, sữa ngoại dành cho các lứa tuổi được bày bán nhan nhản trên thị trường. Nhiều bà mẹ đã lạm dụng sữa ngoại trong việc nuôi con. Việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đang có chiều hướng giảm dần, khiến trẻ giảm khả năng phòng ngừa các loại bệnh như: truyền nhiễm, dị ứng và các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì...

Cẩn trọng khi dùng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ ảnh 1

Cần tăng cường phổ biến, hướng dẫn các nội dung Nghị định 100/2014/NĐ-CP cho người dân và các chủ cửa hàng sữa.

Để khuyến khích và bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2014/NĐ-CP, nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nghị định cũng quy định cấm quảng cáo sản phẩm bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức, cấm sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.

Việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm phần đầu của quảng cáo có nội dung sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ và đây chỉ là thức ăn bổ sung cho trẻ trên 6 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, nghị định cũng nghiêm cấm việc nhân viên các cửa hàng kinh doanh tiếp xúc với bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc thành viên trong gia đình để quảng cáo, tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ; trưng bày tên, logo sản phẩm trên các biểu ngữ, áp phích và tài liệu quảng cáo khác trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, cơ sở y tế; cấm các hình thức khuyến mãi.

Để nghị định đi vào đời sống

Sau hơn 1 tháng có hiệu lực (từ ngày 1/3/2015), nhìn chung, việc chấp hành Nghị định 100/2014/NĐ-CP vẫn chưa mang lại sự chuyển biến tích cực trong việc kinh doanh và quảng cáo các sản phẩm sữa.

Qua khảo sát một số cơ sở kinh doanh sữa trên địa bàn TP Hà Tĩnh, việc quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm sữa vẫn diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt, để thu hút khách hàng, các cửa hàng đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi với nhiều quà tặng hấp dẫn nên các sản phẩm này vẫn bán rất chạy. Chị Nguyễn Thị H. (Thạch Trung) chia sẻ: “Khi mua sữa cho con, để biết loại nào tốt, phù hợp với con mình thì tôi dựa vào sự tư vấn của người bán. Nếu không có những lời tư vấn, giới thiệu của người bán thì khó lòng mua được sữa phù hợp”.

Còn đối với chị Trần Thị Thanh (Lộc Hà), ngoài việc tìm mua những sản phẩm quen thuộc thì đôi khi chị còn bị chi phối bởi các chương trình khuyến mãi. “Bình thường, tôi hay mua sữa Dielac alpha 1 (loại dành cho trẻ 0-6 tháng tuổi), tuy nhiên, khi các sản phẩm sữa khác có chương trình khuyến mãi, tôi lại chuyển sang mua để lấy quà cho con” - chị Thanh cho hay.

Khi được hỏi về việc chấp hành các quy định trong Nghị định 100 của Chính phủ thì nhiều chủ cửa hàng kinh doanh sữa đều khẳng định là chưa được biết về nghị định cũng như các nội dung liên quan; còn việc khuyến mãi là do công ty sữa, chứ không phải do cửa hàng đề ra. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, một số cửa hàng thông qua ti vi, sách báo đã biết hiệu lực thi hành của nghị định nhưng lại tỏ ra thờ ơ, vẫn vô tư tiếp thị, tư vấn và quảng cáo cho khách hàng.

Thiết nghĩ, để nghị định thực sự đi vào đời sống, phát huy hiệu quả thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các ngành liên quan trong việc phổ biến, hướng dẫn thực hiện các nội dung nghị định; đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Chủ đề Vinamilk

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.