Cảnh báo về hệ luỵ với con người do Trái Đất quay nhanh hơn

Các nhà nghiên cứu dự báo trong vài năm tới, mỗi người trên thế giới này sẽ mất đi 1 giây trong quỹ thời gian hàng ngày của mình.

Trái Đất hoàn thành vòng quay nhanh hơn có nguy cơ gây xáo trộn thời gian của con người. Ảnh: Getty Images
Trái Đất hoàn thành vòng quay nhanh hơn có nguy cơ gây xáo trộn thời gian của con người. Ảnh: Getty Images

Đó chính xác sẽ là những gì xảy ra khi hiện tượng băng tan ở hai đầu cực diễn biến nhanh do biến đổi khí hậu, làm cho tốc độ quay của Trái Đất nhanh hơn và làm thay đổi trục của Trái Đất.

Giờ và phút quyết định thời gian một ngày của chúng ta được xác định bằng chuyển động quay của Trái Đất. Nhưng vòng quay đó không cố định mà nó có thể thay đổi ít nhiều tùy thuộc vào những gì đang xảy ra trên bề mặt và trong lõi nóng chảy của Trái Đất.

Cho đến hiện tại, con người không nhận ra sự thay đổi về mặt thời gian khi Trái Đất quay nhanh hay chậm đi là do các nhà khoa học đã nghĩ ra một phương pháp đồng bộ hoá thời gian Trái Đất hoàn thành một vòng quay với giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) - một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. Phương pháp đó điều chỉnh giờ theo “giây nhuận”. Nếu Trái Đất quay chậm hơn so với giờ chuẩn, các nhà khoa học lại điều chỉnh giờ UTC tăng thêm một giây nhuận dương, cộng thêm một giây vào thời gian một ngày. Từ những năm 1970 đến nay, đã có 27 giây nhuận được thêm vào.

Tuy nhiên, sau một thời gian quay chậm, vòng quay của Trái Đất hiện đang tăng tốc do những thay đổi về bề mặt. Lần đầu tiên, các nhà khoa học sẽ phải trừ đi một giây thay vì cộng vào như trước kia.

Patrizia Tavella, thành viên Văn phòng Cân đo Quốc tế ở Pháp, viết trong một bài báo kèm theo nghiên cứu: “Một giây nhuận âm chưa bao giờ được thêm vào hoặc thử nghiệm, vì vậy những vấn đề mà nó có thể tạo ra là chưa từng có”.

Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST), việc thêm bớt giây nhuận có ưu và khuyết điểm. Chúng giúp đảm bảo các quan sát thiên văn được đồng bộ hóa với thời gian trên đồng hồ, nhưng giây nhuận cũng có thể gây rắc rối cho một số ứng dụng và phần mềm viễn thông hoạt động tính theo giây.

Tháng 7/2022, một loạt ông lớn công nghệ như Meta, Microsoft, Google, Amazon đã khởi động một chiến dịch nhằm xoá bỏ việc thêm giây nhuận vào UTC để căn chỉnh so với vòng quay của Trái Đất. Thay vì đồng hồ chỉ 23:59:59 (23 giờ 59 phút 59 giây) chuyển sang 0:0:0 vào nửa đêm thì đồng hồ lại thành 23:59:60. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho các máy tính vốn dựa vào mạng lưới giờ các máy chủ chính xác để lên lịch các sự kiện và để ghi lại chuỗi hoạt động. Năm 2012, sau khi một giây được thêm vào UTC, hàng loạt các trang như Mozilla, Reddit, LinkedIn…đều báo cáo các sự cố sập mạng.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Nguồn tin tiết lộ Apple đang có kế hoạch di chuyển các thành phần Face ID xuống dưới màn hình vào năm 2026, cho phép loại bỏ phần khuyết hình viên thuốc tạo nên Dynamic Island.
Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

iPhone 18 có thể nhận được cải thiện hiệu suất từ bộ nhớ, với tin đồn Apple sẽ sử dụng tùy chọn bộ nhớ mới nhanh hơn trong phiên bản ra mắt năm 2026.
Câu lệnh có thể thao túng AI

Câu lệnh có thể thao túng AI

Phương pháp bẻ khoá, khai thác thông tin qua trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi, đòi hỏi giải pháp bảo mật tốt hơn từ cá nhân và doanh nghiệp.
Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

iPhone đã có mặt trên thị trường gần 18 năm. Vẫn có rất nhiều hiểu lầm xoay quanh nó tiếp tục lan truyền. Không ít trong số đó có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

Khi xét theo lượng người dùng ứng dụng riêng lẻ, ChatGPT đang dẫn trước Gemini của Google. Tuy nhiên, lợi thế về hệ sinh thái rộng lớn vẫn giúp Google duy trì sức mạnh vượt trội.
Chrome giá bao nhiêu?

Chrome giá bao nhiêu?

Trong khi hàng loạt đối thủ ngỏ ý muốn mua lại Chrome từ tay Google, giá trị của trình duyệt này có thể lên đến 50 tỷ USD, con số vượt qua khả năng chi trả của nhiều 'khách hàng'.
Công trình bằng gỗ lớn nhất thế giới

Công trình bằng gỗ lớn nhất thế giới

Các kiến trúc sư Nhật Bản hoàn thành công trình bằng gỗ lớn nhất thế giới mang tên Grand Ring, có dạng vòng tròn lớn khép kín với lối đi bộ trên đỉnh và chu vi 2km.
Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Các nhà khoa học đã phát triển hệ thống thiết bị đeo tích hợp công nghệ AI để chỉ dẫn người khiếm thị tránh các chướng ngại vật trên đường và xử lý các tác vụ hàng ngày.