Người đầu tiên bay tự do ngoài vũ trụ

Cách đây 40 năm, chuyến đi bộ không gian không dây buộc đầu tiên tạo ra một trong những bức ảnh tiêu biểu nhất trong lịch sử khám phá vũ trụ.

Người đầu tiên bay tự do ngoài vũ trụ

Bức ảnh chụp phi hành gia Bruce McCandless II bay lơ lửng không dây buộc bên ngoài tàu Challenger. Ảnh: NASA

Ngày 7/2/1984, phi hành gia NASA Bruce McCandless II đeo một chiếc balô điều khiển bằng tay và đẩy bằng động cơ khí nitrogen bay ra khỏi khoang chất tải của tàu con thoi Challenger, theo Live Science . Ông bay xa cách tàu vũ trụ 98 m, trở thành người đầu tiên thử đi bộ không gian mà không có dây an toàn. McCandless bay quanh quỹ đạo Trái Đất như vệ tinh người đầu tiên trong 1 giờ 22 phút.

“Đó có thể là một bước nhỏ đối với Neil nhưng là một bước lớn đối với tôi”, McCandless chia sẻ về chuyến bay một mình vòng quanh Trái Đất.

Khoảnh khắc này trở nên bất hủ nhờ Robert “Hoot” Gibson, phi công của tàu Challenger. Ông sử dụng camera Hasselblad để ghi lại khoảnh khắc McCandless bay đơn độc phía trên Trái Đất. Đó là bức ảnh nổi tiếng nhất về toàn bộ chương trình tàu con thoi.

Dù bức ảnh không nằm trong kế hoạch, Gibson lập tức biết nó sẽ nổi tiếng, vì vậy ông chỉnh 3 thông số đo độ sáng và lấy nét 4 lần với tấm ảnh, theo NASA. Ông thậm chí nghiêng camera để đảm bảo đường chân trời nằm ngang trong ảnh.

McCandless phục vụ như liên lạc viên ở ban điều khiển nhiệm vụ của NASA trong nhiệm vụ Apollo 11 năm 1969 và Apollo 14 năm 1971. Chuyến bay thứ hai và cuối cùng của ông diễn ra vào tháng 4/1990 trong nhiệm vụ STS-31 nhằm triển khai kính viễn vọng không gian Hubble trên quỹ đạo Trái Đất từ khoang chất tải của tàu con thoi Discovery. Ông qua đời năm 2017 ở tuổi 80. Chiếc balô của ông đang được trưng bày tại Trung tâm Steven F. Udvar-Hazy thuộc Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Quốc gia ở Chantilly, Virginia.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.