Châu Âu nhập khẩu kỷ lục khí đốt Nga

Năm nay, châu Âu mua khí hóa lỏng (LNG) của Nga bằng đường biển nhiều chưa từng thấy, tăng hơn 40% so với năm ngoái.

Financial Times trích báo cáo từ hãng cung cấp số liệu thị trường Refinitiv cho biết châu Âu đã nhập 111 tỷ m3 LNG trong 10 tháng đầu năm, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu LNG từ Nga giai đoạn này lên kỷ lục 17,8 tỷ m3, tăng 42%.

Châu Âu nhập khẩu kỷ lục khí đốt Nga

Phần lớn số LNG này được mua từ liên doanh Yamal LNG - do công ty Nga Novatek nắm cổ phần lớn, cùng Total (Pháp), CNPC (Trung Quốc) và một quỹ quốc gia Trung Quốc. Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan mua phần lớn lượng khí đốt này.

Tháng trước, một tàu lớn chở LNG từ Portovaya (Nga) đã đến Hy Lạp, theo dữ liệu vệ tinh của hãng phân tích QuantCube. Đây là chuyến hàng đầu tiên của Portovaya - dự án cảng xuất khẩu LNG gần biên giới với Phần Lan vừa đi vào hoạt động năm nay.

Số liệu trên cho thấy châu Âu đang gặp khó trong việc độc lập khỏi khí đốt Nga, bất chấp các nỗ lực đa dạng hóa gần đây của Brussels. Dù 17,8 tỷ m3 chỉ tương đương 25% khí đốt nhập qua đường ống trong thời kỳ này, nó vẫn khiến châu Âu có khả năng chịu tổn thương trong cuộc chiến năng lượng với Nga.

“Đến một ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể quyết định ngừng bán LNG sang châu Âu, buộc khu vực này phải mua khí đốt đắt đỏ hơn trên thị trường giao ngay”, Anne-Sophie Corbeau - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia cho biết.

Bà cho rằng Nga có thể chuyển hướng bán LNG cho các nước hiện cũng rất cần như Bangladesh hay Pakistan, với giá rẻ, để “tăng ảnh hưởng chính trị” và “gây thêm sức ép lên châu Âu”. “Rất nhiều quốc gia hiện không đủ tiền mua LNG”, Corbeau nói.

Hiện chưa có lệnh trừng phạt nào áp lên khí đốt Nga, do tầm quan trọng của mặt hàng này với an ninh năng lượng một số nước châu Âu. Điện Kremlin năm nay đã dần giảm cung cấp khí đốt qua đường ống, sau khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, khiến giá khí đốt và lạm phát tăng cao khắp châu Âu.

Lượng khí đốt chảy qua đường ống Yamal, chạy qua Ba Lan, đã bị dừng từ tháng 5. Nga cũng ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 cho Đức từ mùa hè. Moskva gần đây dọa sẽ siết nguồn cung khí đốt cho Tây Âu thông qua đường ống duy nhất chạy ngang Ukraine. Số liệu từ hãng nghiên cứu Bruegel cho thấy khí đốt theo đường ống từ Nga sang châu Âu đã giảm 80% năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

“Quan điểm của tôi là mua LNG từ Nga là chuyện bình thường. Vì nếu không, họ cũng bán cho nước khác thôi”, Georg Zachmann - nhà nghiên cứu tại Bruegel cho biết, “Điều cần thiết lúc này là có một cơ chế bảo vệ trong trường hợp Nga chỉ bán khí đốt cho vài nước châu Âu, để đạt mục đích chính trị và khiến châu Âu bất hòa”.

Theo Financial Times/VNE

Đọc thêm

Giám đốc Sở Mật vụ Mỹ từ chức

Giám đốc Sở Mật vụ Mỹ từ chức

Truyền thông Mỹ đưa tin Giám đốc Sở Mật vụ từ chức sau thất bại trong việc bảo vệ cựu tổng thống Donald Trump tại sự kiện ở bang Pennsylvania.
Nhân sĩ Trung Quốc: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một đời tận tụy và cống hiến

Nhân sĩ Trung Quốc: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một đời tận tụy và cống hiến

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là sự mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, mà còn để lại nỗi đau buồn và tiếc thương vô hạn của bạn bè thế giới, trong đó có những người làm công tác nghiên cứu về Việt Nam tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc).
Cuba công bố lộ trình phát triển kinh tế mới

Cuba công bố lộ trình phát triển kinh tế mới

Ngày 21/7, tại phiên họp thường kỳ của Quốc hội Cuba, Thủ tướng Manuel Marrero đã công bố loạt biện pháp mới nhằm phát triển đất nước - bao gồm khôi phục cân bằng kinh tế vĩ mô, phục hồi du lịch, kiểm soát thị trường ngoại hối và tiếp cận ngoại tệ.
Ông Biden dừng tranh cử

Ông Biden dừng tranh cử

Tổng thống Biden tuyên bố chấm dứt nỗ lực tranh cử tổng thống "vì lợi ích cao nhất của đất nước", quyết định ủng hộ bà Harris làm ứng viên của đảng Dân chủ.
Dải Gaza lún sâu vào khủng hoảng nhân đạo

Dải Gaza lún sâu vào khủng hoảng nhân đạo

Tình trạng vô chính phủ đang lan rộng ở Dải Gaza, với nạn cướp bóc tràn lan, các vụ giết người, nổ súng đặt người dân đối mặt với khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.