Đại biểu Nguyễn Văn Sơn tham gia thảo luận tại hội trường |
Tại Điều 14 ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, ở Khoản 3, đại biểu đồng tình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các điều luật quy định của Chính phủ để ưu đãi các đối tượng nhưng phải có điều kiện. Lần này cơ quan soạn thảo đã đưa vào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình trong hệ thống. Tuy nhiên, điều kiện doanh nghiệp phải có 30% số lao động nữ thì doanh nghiệp được ưu đãi, 30% lao động là thương binh, người sau cai nghiện, người khuyết tật, người nhiễm HIV... thì tỷ lệ này là cao, đề nghị xem xét lại có thể ở mức độ 20% là phù hợp.
Theo ĐB, hiện nay số lượng thương binh tham gia trong các doanh nghiệp không còn lớn. Ở đây Nghị định của Chính phủ cũng như các quy định có yêu cầu đặt vấn đề để nhà nước quan tâm đến giải quyết lao động cho con liệt sĩ và đặc biệt là con thương binh nặng, có thể thêm mục là thương binh, con liệt sĩ và con thương binh nặng trong các doanh nghiệp. Đây là một yêu cầu đại biểu cho rằng cũng cần xem xét vì Chính phủ mới có nghị định mới nhất về vấn đề này. Như vậy là trong phần này đề nghị xem xét lại một là hạ mức, hai là tăng thêm hai nhóm đối tượng như vậy.
Đại biểu boăn khoăn ở Điều 22 về chỉ định thầu, nếu chỉ định thầu 70% ở đây cũng có hai vấn đề xảy ra: Một là phương thức, ở đây không phải chỉ có lợi dụng mà cũng có những vấn đề chỉ đạo quyết liệt, người ta tính giá trị của những gói thầu này, mức độ như vậy thì trong chỉ định thầu, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, trách nhiệm của các cơ quan chính quyền các cấp cũng đã khẳng định trách nhiệm quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật phải thực hiện nghiêm, không phải là cứ chỉ định thầu là có lợi dụng. Có thể đưa điều này thắt chặt để giảm thiểu lợi dụng nhưng như vậy nó lại gây khó khăn cho những chương trình dự án cụ thể ở từng địa bàn, từng địa phương cần thiết phải có chỉ định thầu để giải quyết nhanh các công trình, dự án cấp bách phục vụ đời sống dân sinh.
Hai là đại biểu cũng đồng tình việc giao Chính phủ sẽ có một quy định để phù hợp với từng giai đoạn và những nội dung có thể sát hơn, trong luật không thể phân tích tất cả những ý kiến này. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục có nghiên cứu.
Điều 31 về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, đề nghị Chính phủ nên chăng có quy định về nguyên tắc trong luật này để chặt chẽ hơn. Về Điều 60 quy định loại hợp đồng, đề nghị trong hợp đồng trọn gói phải có quy định theo hướng mở để tạo điều kiện trong quản lý, giám sát... để khi có những bất trắc xảy ra thì có thể xử lý tình huống này.