Chí khí hôm nay!

(Baohatinh.vn) - Ngày Tổng Bí thư Trần Phú (quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh) trút hơi thở cuối cùng, trước “ngôi sao sáng” vừa tắt, những người bạn tù tại Khám Lớn Sài Gòn đã làm bài thơ “Khóc Trần Phú”.

Bài thơ "Khóc Trần Phú" kết thúc bằng hai câu có giá trị khái quát cao: “Thân anh tuy thác gương còn rạng/ Chẳng phải như ai tiếng để đời”. Câu thơ càng có giá trị đến ngày nay, nhắc nhở mỗi người hãy đừng quên “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, đừng vì lợi ích trước mắt mà xa rời lý tưởng, mục tiêu tốt đẹp của Đảng, của dân tộc.

161d6154944t887l0-70d0221301t9719l4-12.jpg
Di tích cách mạng số 90, phố Hàng Bông, Thợ Nhuộm (Hà Nội), nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương chính trị. Ảnh tư liệu, chụp năm 1960.

Ngày nay, hẳn nhiên, không một cán bộ hay người dân nào phải nghĩ tới cảnh bị địch bắt tù đày, tra tấn và tỏ rõ chí khí cách mạng. Nhưng cách mạng trong giai đoạn mới lại có nhiều thử thách cam go và cũng đầy biến hóa.

Thế lực thù địch ngày càng sử dụng nhiều chiêu trò hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta; cuộc chiến chống lại âm mưu xâm phạm chủ quyền quốc gia vẫn hiện hữu; cuộc chiến đấu chống lại những cũ kỹ, hướng tới những giá trị văn minh, tiến bộ của nhân loại và hội nhập quốc tế sâu rộng vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt, cuộc chiến chống lại thứ giặc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là “giặc nội xâm” - chống quan liêu, tham nhũng, tha hóa ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

129d0003134t82826l0.jpg
Câu nói bất hủ “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” đã trở thành bài học cho muôn đời sau.

Dẫu còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng bất kỳ người cán bộ, đảng viên nào cũng phải tin tưởng tuyệt đối vào mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị. Trong Di chúc để lại cho Đảng và Nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn nhiều việc, nhưng việc đầu tiên, việc trước hết là “nói về Đảng”: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của Nhân dân”. Muốn Đảng mạnh thì phải có đường lối đúng đắn, sáng suốt, nhưng cốt yếu, suy cho cùng, phải có đội ngũ cán bộ mạnh về trí tuệ, vững về lập trường chính trị, mẫu mực về đạo đức cách mạng - thứ đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, không phải từ trên trời sa xuống.

Đồng chí Lê Khả Phiêu - cố Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong bài viết “Tổng Bí thư Trần Phú với bản Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng”, khi khẳng định những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Trần Phú cho cách mạng cũng đã liên hệ về những vận dụng sáng tạo của Đảng trong suốt chặng đường đã qua và thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khó khăn tại thời điểm đó.

Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết: Trên thực tế, trong Đảng ta hiện nay đang nổi lên một số mặt yếu kém, có yếu kém tồn tại từ lâu, nay bộc lộ nghiêm trọng hơn, đặt ra công tác xây dựng Đảng về những vấn đề bức xúc về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tổ chức cán bộ. Từ năm 1996 tại Đại hội VIII, Đảng ta đã xác định: Cần đặc biệt quan tâm tình trạng quan liêu, suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang diễn ra phổ biến, tinh vi và nghiêm trọng hơn, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, kỷ cương, kỷ luật lỏng lẻo đang làm giảm sức chiến đấu của Đảng, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân. Do đó, Đảng phải tiếp tục đổi mới, tự chỉnh đốn một cách tích cực và kiên quyết hơn.

105d2083441t5512l11.jpg
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh tư liệu).

Nhận xét trên cho thấy, vì sao trước những yêu cầu mới, Đảng ta đã xác định xây dựng Đảng là vấn đề then chốt. Từ đó, ngày 2/2/1999, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), Đảng ta ra Nghị quyết tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII.

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là quá trình gian nan, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn do bối cảnh xã hội thay đổi. Tuy vậy, đây là quyết tâm chính trị lớn của Đảng và ngày càng được thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt. Mới đây, ngày 23/2, trong bài phát biểu tại phiên họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đến nay, có thể khẳng định, chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta...”.

tbt-5-1708672890341540094582.png
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng - Ảnh: TTXVN

Sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao ý chí đấu tranh chống lại tham nhũng, tiêu cực và đặc biệt phải trước hết “tự mình trong sạch” (Hồ Chí Minh). Trước những vấn đề bức xúc, nhạy cảm và trước những cán bộ suy thoái, biến chất bị xử lý kỷ luật, người đảng viên phải tuyệt đối giữ vững lập trường, không dao động ngả nghiêng, không phát ngôn tùy tiện. Cùng đó, điều đặc biệt quan trọng, là phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, phải trong sạch tại ngay vị trí mình đảm nhiệm.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú luôn nêu cao lòng trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng; luôn dành tình yêu thương Nhân dân lao động, gắn bó mật thiết với quần chúng. Đồng chí Trần Phú cũng đã nhận thức rằng, cách mạng muốn thắng lợi phải có Nhân dân ủng hộ, không có Nhân dân ủng hộ thì không thể làm bất kỳ việc gì thành công.

Đại biểu nhất trí thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
Đại biểu nhất trí thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Ngày nay, Nhân dân ta đang rất ủng hộ và tin tưởng vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo. Bởi vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, góp sức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhân dân, cùng nỗ lực phấn đấu để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công mục tiêu: “Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Chủ đề 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.