Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng năm 2022 của Hà Tĩnh tăng 2,11%

(Baohatinh.vn) - Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Tĩnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng năm 2022 của Hà Tĩnh tăng 2,11% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, chỉ số CPI sẽ tiếp tục tăng mạnh vào tháng cuối cùng của năm.

Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng năm 2022 của Hà Tĩnh tăng 2,11%

11 tháng năm 2022, chỉ số CPI của Hà Tĩnh tăng 2,11% so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng trong tháng 11, chỉ số CPI tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm ngành hàng chính trên thị trường thì có 9 nhóm có chỉ số giá tăng so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, đồ uống và thuốc lá tăng 2,29%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,1%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,74%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,36%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,43%; giao thông tăng 1,89%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,27%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,52%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,41%.

2 nhóm hàng còn lại, bưu chính viễn thông giảm 0,74%; nhóm giáo dục giữ ổn định so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng năm 2022 của Hà Tĩnh tăng 2,11%

Xăng dầu nằm trong nhóm mặt hàng có mức biến động giá mạnh.

Tính chung chỉ số CPI 11 tháng của năm 2022 tại Hà Tĩnh tăng 2,11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị tăng 1,94%, nông thôn tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước.

Theo phân tích, mặt hàng có mức biến động mạnh chủ yếu tập trung ở các nhóm lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện nước sinh hoạt. Nguyên nhân chủ yếu là do những bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới đã tác động lớn đến thị trường tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.

Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng năm 2022 của Hà Tĩnh tăng 2,11%

Người dân Hà Tĩnh bắt đầu mua sắm đồ dùng cuối năm cho gia đình.

Dự kiến, CPI của toàn tỉnh trong tháng 12 tiếp tục tăng mạnh vì theo xu hướng, giá nhiều mặt hàng thiết yếu như: gạo tẻ, nếp, thịt lợn, thịt bò… có thể tăng cao trong thời điểm cuối năm. Giá dầu thô trên thị trường thế giới cũng đang ở mức cao khiến giá xăng dầu có thể tiếp tục tăng.

Cùng đó, nhu cầu đồ dùng gia đình, hàng may mặc, điện máy, phương tiện giao thông vào những tháng cuối năm thường ở mức cao, tác động đến thị trường giá các mặt hàng hóa tiêu dùng. Vì thế, các ngành chức năng cần theo dõi sát diễn biến của thị trường để có kế hoạch điều tiết cung - cầu, chủ động thực hiện các giải pháp bình ổn giá phù hợp... đảm bảo mục tiêu kiểm soát chỉ số CPI ở mức dưới 4% trong năm 2022.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Hàng tết lên kệ, sức mua chưa như kỳ vọng

Hàng tết lên kệ, sức mua chưa như kỳ vọng

Thời điểm này, tại các siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống ở Hà Tĩnh, hàng hóa tết với đa dạng mẫu mã, giá cả đã lên kệ để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân nhưng sức mua còn yếu.