(Baohatinh.vn) - Đến cuối ngày 28/10, các Văn phòng Đăng ký đất đai tại Hà Tĩnh đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện đăng ký biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính cho gần 9.500 trường hợp.
Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Hương Sơn - Đức Thọ đã trực tiếp về xã Tùng Châu để đăng ký biến động trong giấy chứng nhận quyền SDĐ cho người dân vào ngày 28/10.
Tranh thủ 2 ngày nghỉ cuối tuần (28 - 29/10), Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Hương Sơn - Đức Thọ đã thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký biến động trong giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất cho các hộ dân tại thị trấn Đức Thọ và xã Tùng Châu sau khi các địa phương này sáp nhập theo Nghị quyết 819 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việc thực hiện đăng ký biến động chủ yếu liên quan đến địa chỉ thửa đất, địa chỉ thường trú, thông tin thửa đất có thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính...
Tính đến cuối ngày 28/10, Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Hương Sơn - Đức Thọ phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền xã Tùng Châu, thị trấn Đức Thọ đã trực tiếp về địa phương để thực hiện đăng ký biến động cho hơn 1.000 giấy chứng nhận QSD đất của các hộ dân. Việc này đã tạo thuận lợi cho người dân, giảm thời gian và tốn kém do phải đi đến các cơ quan Nhà nước; đồng thời giúp người dân sớm hoàn thiện chỉnh lý thủ tục về đất đai sau sáp nhập.
Người dân nhận lại giấy đăng ký quyền SDĐ đã được chỉnh lý biến động ngay trong ngày.
Trong ngày 29/10, Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Hương Sơn - Đức Thọ và các cơ quan chuyên môn sẽ tiếp tục thực hiện việc đăng ký biến động tại 2 xã Bùi La Nhân và Thanh Bình Thịnh.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã, thị trấn sau sáp nhập, ngày 19/10, Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Hương Sơn - Đức Thọ đã có công văn thông báo đến các địa phương về lịch trình kế hoạch chỉnh lý biến động tại các địa phương để người dân nắm rõ và thực hiện.
Sau các xã: Tùng Châu, Thanh Bình Thịnh, Bùi La Nhân và thị trấn Đức Thọ, sẽ tiếp tục thực hiện ở các xã sau sáp nhập còn lại trên địa bàn. Thời gian dự kiến hoàn thành đến hết ngày 5/11/2023. Sau ngày 5/11, nếu còn có hộ dân chưa đăng ký biến động thì người dân mang giấy chứng nhận QSD đất đến Trung tâm Hành chính công của huyện, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉnh lý và sửa đổi mà không mất phí.
Ông Lê Hải Đông
Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Hương Sơn - Đức Thọ
Đến cuối ngày 28/10, các Văn phòng Đăng ký đất đai tại Hà Tĩnh đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tại 4 huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn thực hiện đăng ký biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính cho gần 9.500 trường hợp.
Cụ thể: tại huyện Nghi Xuân đã thực hiện được 3.770 giấy chứng nhận tại thị trấn Tiên Điền và xã Đan Trường; 970 giấy chứng nhận tại thị trấn Nghèn (Can Lộc); 1.755 giấy chứng nhận tại thị trấn Đức Thọ, Tùng Châu, Bùi La Nhân, Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ); gần 3.000 giấy chứng nhận tại 2 xã Quang Diệm và An Hoà Thịnh (huyện Hương Sơn).
Việc điều chỉnh biến động đang được các đơn vị, địa phương tiến hành trong thời gian tới.
Theo Bộ Y tế, việc ban hành Luật Dân số tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, góp phần thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số.
Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát TP Hà Tĩnh đã tổ chức khánh thành, bàn giao 184 ngôi nhà mới thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.
Sáng nay (26/5), tại Nghĩa trang Liệt sỹ Nầm ở huyện Hương Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt 4 liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vận động xây dựng và sửa chữa 1.624 nhà ở cho hộ nghèo, gia đình khó khăn, người có công với tổng kinh phí 106,92 tỷ đồng.
Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cách làm quyết liệt, đến nay huyện Đức Thọ đã hoàn thiện xây dựng 67/67 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố được hỗ trợ xây dựng đã tạo động lực cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo, phát triển cuộc sống mới.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi; chính sách việc làm, trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động sinh con và nuôi con nhỏ.
Người có công, thân nhân người có công ở Hà Tĩnh sẽ được chăm sóc, phục hồi sức khỏe, tham gia hoạt động văn nghệ, nghe nói chuyện thời sự và thăm lại chiến trường xưa.
Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với những cách làm mới, đầy sát sao đã xây dựng nhà ở đảm bảo quy định, tiến độ theo yêu cầu, giúp các hộ nghèo, cận nghèo và chính sách sớm có nhà ở khang trang.
Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, thời gian qua, Hà Tĩnh đang nỗ lực mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo an sinh cho người dân.
Cả hệ thống chính trị TP Hà Tĩnh đang khẩn trương chỉ đạo, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ bàn giao nhà ở thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo đúng hạn tỉnh giao.
Trong danh sách 30 đơn vị BHXH Hà Tĩnh vừa công bố có 27 đơn vị tháng 4/2025 chưa nộp hoặc đã nộp một phần nhỏ giảm nợ và bổ sung thêm 3 đơn vị có số nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN lớn, thời gian nợ kéo dài.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa 63/63 nhà cho hộ nghèo, cận nghèo; 42/43 nhà cho hộ người có công, qua đó góp phần giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Nhiều ngư dân Hà Tĩnh vay vốn theo Nghị định 67 đóng tàu vươn khơi nhưng thua lỗ, nợ chồng chất, không có khả năng trả ngân hàng dù đã có bản án thi hành.
Không chỉ hoàn thành sớm việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ người có công, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) còn mở rộng đối tượng hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng nguồn xã hội hóa.
Còn chưa đầy nửa tháng để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh, các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ, quyết tâm về đích trước ngày 19/5.
Chính sách mới hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, quy định mức phạt vi phạm hành chính, và giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD Việt Nam... là những điểm mới trong các chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/5.
Dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Vinamilk đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân, thăm hỏi, tặng quà các cựu chiến binh, thương binh tại nhiều địa phương.
Đến ngày 28/4, TP Hà Tĩnh đã bàn giao 103 ngôi nhà (đạt 56%) cho các hộ thuộc diện được xây mới, sửa chữa theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các gia đình chính sách vượt lên khó khăn, động viên con cháu thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động.
Khoảng 1,6 triệu người đủ 75 tuổi và người nghèo, cận nghèo đủ 70 đến dưới 75 tuổi, không lương hưu dự kiến nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng.
Hà Tĩnh có 48.550 đối tượng người có công với cách mạng được tặng quà trong đợt này với tổng số tiền hơn 24,2 tỷ đồng. Việc tặng quà sẽ được hoàn thành trước ngày 29/4/2025.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng những lần điều chỉnh tiếp theo.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.