Chính phủ Mỹ lại đối mặt nguy cơ phải đóng cửa

Chính phủ Mỹ có thể phải đóng cửa vào cuối tuần này, trừ khi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sớm thông qua được dự luật tài trợ tạm thời gây tranh cãi của mình.

Chính phủ Mỹ lại đối mặt nguy cơ phải đóng cửa

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson. Ảnh: AFP

Các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện hy vọng giải pháp tạm thời gồm 2 phần do họ đề xuất sẽ được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Quốc hội nhằm tránh một cuộc bỏ phiếu về dự luật chi tiêu lớn hơn trước kỳ nghỉ lễ của Mỹ.

Dự luật hiện không bao gồm việc cắt giảm ngân sách viện trợ cho Israel trong cuộc chiến chống lại Hamas, nhưng lại không có khoản tài trợ mà Nhà Trắng đã yêu cầu cho biên giới Mỹ - Mexico cũng như viện trợ cho Ukraine.

Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cuối tuần qua đã gọi kế hoạch của đảng Cộng hòa - chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ - là “công thức dẫn đến sự hỗn loạn hơn và nhiều lần đóng cửa hơn”. Bà nói thêm: "Các đảng viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện cần ngừng lãng phí thời gian vào mục tiêu chính trị riêng. Hãy làm việc theo cách thức lưỡng đảng để ngăn chặn việc đóng cửa".

Nếu dự luật nói trên được thông qua, nguồn ngân sách cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, xây dựng quân đội, phúc lợi cựu chiến binh, giao thông vận tải, nhà ở, phát triển đô thị, nông nghiệp, các chương trình năng lượng và nước sạch của Mỹ sẽ được gia hạn đến ngày 19/1. Nguồn tài trợ cho tất cả các hoạt động liên bang khác sẽ hết hạn vào ngày 2/2.

Việc thiếu sự đồng thuận giữa các đảng viên Cộng hòa về các dự luật chi tiêu này cũng có thể báo hiệu mối nguy hiểm cho vai trò lãnh đạo Hạ viện còn non trẻ của ông Johnson. Chính việc thông qua biện pháp tạm thời lưỡng đảng từng là nguyên nhân khiến cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy mất chức hồi tháng 10.

Dân biểu đảng Dân chủ Debbie Wasserman Schultz hôm thứ Hai bình luận rằng dự luật của đảng đối lập tại Hạ viện “gây ra những thách thức nghiêm trọng trong nước và quốc tế” đối với nước Mỹ trong năm tới. Bà cảnh báo rằng nó cũng sẽ khiến Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ không có đủ nguồn lực cho đến tháng 2, giữa bối cảnh “các nền dân chủ toàn cầu đang bị tấn công”.

Ở phía ngược lại, đảng viên Chip Roy từ Texas thì nói rằng việc bỏ phiếu cho một dự luật mà không cắt giảm ngân sách hoặc thay đổi chính sách đồng nghĩa với việc Mỹ “sẽ có nhiều nợ hơn và nhiều nguồn ngân sách hơn cho một chế độ chuyên chế”.

Theo KTĐT

Đọc thêm

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Công tố viên Hàn Quốc truy tố Tổng thống Yoon Suk-yeol với cáo buộc cầm đầu cuộc nổi loạn bằng cách áp đặt thiết quân luật.
Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Ông Pete Hegseth đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau lá phiếu mang tính quyết định đến từ Phó tổng thống JD Vance.
Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Sau khi rời Nhà Trắng, ông Biden có thể thực hiện nhiều dự án liên quan đến xây dựng chính sách, thành lập thư viện ở quê nhà và tham gia các hoạt động xã hội.
Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ngày đầu tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi quyết định xóa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia 'tài trợ khủng bố', hủy bỏ mục tiêu xe điện vào năm 2030 của người tiền nhiệm Joe Biden.