Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng, trong đó, có tư duy sai trái của con người.
Chiều 6/11, trả lời chất vấn của đại biểu Đại biểu Ksor H"Bơ Khắp (Đoàn Gia Lai) liên quan đến thủy điện nhỏ gây ra thiên tai và mất rừng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, con người mới là nguyên nhân của vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Quốc hội
“Nếu đại biểu lắng nghe thì tôi không nói rằng, thủy điện là nguyên nhân hay không là nguyên nhân, nếu con người quyết định thủy điện thân thiện với môi trường, như nhiều quốc gia văn minh khác, như Na Uy có rất nhiều thủy điện dựa trên thế năng tự nhiên. Nếu chúng ta tận dụng mọi cơ hội để khai thác thủy điện và chúng ta chấp nhận đánh đổi rừng thì đó là nguyên nhân con người”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
"Rừng quan trọng hơn Trời"
Theo ông Hồng Hà, đại biểu nói rằng “rừng quan trọng là trời”, nhưng ông cho rằng “rừng còn quan trọng hơn trời”: “Tôi thở không khí đã được rừng lọc CO2. Rừng là nơi cung cấp 70% các tài nguyên cho cuộc sống con người. Rừng là hết sức thiêng liêng và trong chiến tranh rừng che bộ đội. Với vấn đề mà đại biểu nêu, tôi xin nói rằng, thủy điện không phải là nguyên nhân mà thủy điện là hậu quả do những việc chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không dựa vào quy luật tự nhiên. Việc này chúng ta có thể khắc phục được”.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, mất rừng không không có nghĩa là nghĩ đến thủy điện. Mất rừng còn do tư duy sai trái khi trong nhà dùng toàn đồ gỗ. Thuỷ điện không phải là nguyên chính gây mất rừng, mà còn do việc thay thế rừng tự nhiên bằng những cánh rừng cây sản xuất bình thường như cây cà phê không phù hợp hệ sinh thái. Như vậy, rừng nông nghiệp hoặc lâm nghiệp này sẽ không có giá trị.
Với tư cách là người làm quản lý môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định sẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cùng Quốc hội ra soát từng mét vuông đất chuyển đổi từ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ đặc dụng.
“Mất rừng còn nhiều nguyên nhân khác. Đối với rừng phòng hộ đặc dụng, những nơi không còn rừng phòng hộ, bảo vệ con người, chúng ta phải phục hồi lại rừng, phục hồi rừng nguyên sinh đúng với bản chất rừng tự nhiên”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh./.
BCH Đảng bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh vừa tổ chức họp thảo luận các nội dung liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải giao các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Tại hội nghị tiếp xúc với đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, cử tri Thạch Hà trao đổi nhiều ý kiến liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số vấn đề bức thiết trong đời sống.
Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Cần có chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách, xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu... là những vấn đề "nóng" được cử tri Vũ Quang tâm huyết gửi gắm tới Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cùng 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm TP Hà Nội, TP Huế và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013...
Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo 1227 tỉnh Hà Tĩnh là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thông qua một số tờ trình quan trọng và miễn nhiệm Ủy viên UBND huyện đối với các đồng chí đã thay đổi vị trí công tác.
Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho khoảng 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII đã tổ chức 25 kỳ họp để xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về phát triển KT-XH.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã là cơ hội và cũng là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện việc phân chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Tĩnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.
Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến góp ý để kịp thời hoàn thiện các dự thảo nghị quyết về biên chế và dân chủ cơ sở trình kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.
Theo chủ trương của Bộ Chính trị, cả nước sẽ thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Dù không ít tâm tư nhưng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn giữ vững tinh thần phục vụ, đảm bảo nền hành chính vận hành thông suốt, hiệu quả.
Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024 tiếp tục tăng 3 bậc cho thấy những nỗ lực của Hà Tĩnh trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định làm việc bán thời gian, làm việc từ xa cho một số vị trí công việc đặc thù; công chức có con nhỏ, cha mẹ già yếu hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy, mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu mục tiêu đến 2030, 100% người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, mức trợ cấp ưu đãi cũng sẽ tiếp tục được điều chỉnh ở mức cao nhất trong hệ thống chính sách xã hội.
Nhấn mạnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chăm lo, nâng cao đời sống của người dân, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ định hướng chú trọng phát triển y tế, tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân.