Giải quyết tốt thủ tục hành chính cho người dân tại các xã sau sáp nhập ở Đức Thọ

(Baohatinh.vn) - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia đánh giá cao việc sắp xếp các đơn vị hành chính tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Giải quyết tốt thủ tục hành chính cho người dân tại các xã sau sáp nhập ở Đức Thọ

Chiều 21/12, ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021”.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Trần Quang Tuấn chủ trì buổi làm việc.

Giai đoạn 2019 - 2021, huyện Đức Thọ thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã xuống còn 9 ĐVHC cấp xã, giảm 12 ĐVHC cấp xã.

Giải quyết tốt thủ tục hành chính cho người dân tại các xã sau sáp nhập ở Đức Thọ

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Xuân Hùng báo cáo tình hình sau sáp nhập ĐVHC cấp xã ở huyện Đức Thọ.

Bên cạnh đó, địa phương đã tiến hành sáp nhập 8 trường mầm non thành 4 trường; 21 trạm y tế thành 9 trạm và sáp nhập Trung tâm Y tế dự phòng huyện với Trung tâm Dân số - KHHGĐ thành Trung tâm Y tế huyện.

Sau sắp xếp ĐVHC cấp xã, toàn huyện có 16 xã, thị trấn, tuy nhiên vẫn chưa đạt 100% quy mô về dân số và diện tích theo quy định, trong có 2 cặp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn quy định là (xã Quang Vĩnh và Tùng Châu).

Việc sắp xếp các ĐVHC đã góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, qua đó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Giải quyết tốt thủ tục hành chính cho người dân tại các xã sau sáp nhập ở Đức Thọ

Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Trần Quang Tuấn: Địa phương đang gặp 2 khó khăn là dôi dư về cán bộ công chức và cơ sở vật chất bỏ hoang. Phương án sắp tới sẽ tổ chức liên thông trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã, huyện để giải quyết tình trạng dôi dư về cán bộ công chức.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Đức Thọ đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư nghỉ việc. Đồng thời, đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp trụ sở, hội trường, phòng giao dịch “một cửa” ở các địa phương sau sáp nhập nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao dịch của Nhân dân cũng như điều kiện làm việc của cán bộ, công chức.

Đối với cơ sở vật chất như trụ sở, trạm xã, trường học… dư thừa sau sáp nhập, hiện nay, huyện cũng đã tính toán các giải pháp để giải quyết những tồn đọng này theo lộ trình.

Giải quyết tốt thủ tục hành chính cho người dân tại các xã sau sáp nhập ở Đức Thọ

Bà Nguyễn Thị Nhuần, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh: Cần khuyến khích chính sách kiêm nhiệm tại thôn sao cho hợp lý với lĩnh vực phụ trách nhằm phát huy hiệu quả trong công việc, bên cạnh đó nhằm tăng thêm phần phụ cấp cho những vị trí này.

Giải quyết tốt thủ tục hành chính cho người dân tại các xã sau sáp nhập ở Đức Thọ

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ: Cần nghiên cứu kỹ trong số các cán bộ dôi dư hiện nay để kiểm tra xem có đủ các điều kiện để xét tuyển vào công chức trong thời gian tới không.

Tại buổi làm việc, thành viên đoàn giám sát đã trao đổi thông tin làm rõ hơn những nội dung liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, pháp luật về sắp xếp ĐVHC; công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân trong việc chấp hành chủ trương, pháp luật về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã; những ưu điểm, hạn chế trước, trong và sau quá trình thực hiện sáp nhập; giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư và việc chấm dứt hợp đồng đối với người lao động...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đánh giá, việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 ở Đức Thọ được triển khai rất bài bản, nghiêm túc và đảm bảo các yêu cầu.

Giải quyết tốt thủ tục hành chính cho người dân tại các xã sau sáp nhập ở Đức Thọ

“Đức Thọ là địa phương có số lượng ĐVHC cấp xã sáp nhập lớn nhất cả nước. Việc sáp nhập lớn đồng nghĩa với dôi dư nhiều cả về cơ sở vật chất lẫn con người, do đó phải xử lý các vấn đề này một cách bài bản, khoa học và hợp lý” - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh nhấn mạnh.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đề nghị các địa phương sau sáp nhập cần quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, bên cạnh đó cần xem lại áp lực công việc của cán bộ, công chức tại các xã quy mô lớn để có phương án sắp xếp, bố trí cho hợp lý.

Đối với các kiến nghị và những nội dung huyện kiến nghị, đoàn giám sát sẽ tổng hợp và báo cáo đầy đủ lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ đề ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP

Đọc thêm

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Điều hòa không có lỗi!

Điều hòa không có lỗi!

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa được rất nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước quan tâm và cũng từ đây xuất hiện nhiều câu hỏi.