(Baohatinh.vn) - Sau khi Hà Tĩnh đồng loạt triển khai lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, người dân các địa phương đã sôi nổi tham gia với sự đồng tình, ủng hộ cao.
Sau thời gian nghiên cứu các nguyên tắc, tiêu chí, bám sát định hướng, hướng dẫn của Trung ương và thực tiễn của địa phương, Hà Tĩnh đã xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã để lấy ý kiến của người dân. Theo dự thảo phương án của UBND tỉnh, từ 209 ĐVHC cấp xã sắp xếp lại còn 69 đơn vị. Ngay sau khi hoàn tất phương án, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tiến hành tổ chức lấy ý kiến người dân theo hình thức phát phiếu. Trong ngày 23/4, đồng loạt các xã, phường, thị trấn đã triển khai việc lấy phiếu với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, khách quan. Tại TP Hà Tĩnh, theo phương án sắp xếp, từ 28 ĐVHC cấp xã sẽ giảm còn 7 ĐVHC. Thành phố dự kiến sẽ lấy ý kiến của trên 52.500 hộ dân về phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã. Ảnh: Danh sách đại diện các hộ gia đình được phường Đồng Môn niêm yết đầy đủ. Người dân xã Tân Lâm Hương đồng thuận với phương án thành lập phường Hà Huy Tập trên cơ sở nhập 3 đơn vị, gồm: xã Tân Lâm Hương, xã Thạch Đài và một phần diện tích, dân số phường Đại Nài.
Tại TX Kỳ Anh, việc lấy ý kiến cử tri được cấp ủy, chính quyền thị xã vào cuộc quyết liệt và đồng bộ. Lãnh đạo các phòng, ban, tổ chức đoàn thể chính trị các cấp đồng loạt vào cuộc để đôn đốc, hướng dẫn, tuyên truyền người dân về chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã. Ảnh: Đoàn công tác của TX Kỳ Anh đến tận các hộ gia đình ở phường Kỳ Liên để tuyên truyền và lấy ý kiến. Người dân TX Kỳ Anh sẽ cho ý kiến đối với phương án sắp xếp 12 ĐVHC cấp xã thành 4 phường, giảm 8 ĐVHC cấp xã so với trước đây. Qua nắm bắt sơ bộ, người dân đều có tinh thần, trách nhiệm trong việc tham gia ý kiến và đồng thuận lớn đối với chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã. Ảnh: Người dân phường Kỳ Liên ủng hộ chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, huyện Can Lộc cũng triển khai kịp thời việc lấy ý kiến của Nhân dân đối với phương án sắp xếp 17 ĐVHC cấp xã thành 6 xã. Ảnh: Lãnh đạo huyện Can Lộc kiểm tra công tác niêm yết và tổ chức lấy ý kiến tại xã Thuần Thiện. Trước khi tổ chức lấy ý kiến, Can Lộc cũng triển khai bài bản công tác quán triệt, tuyên truyền về chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đồng thời, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc lấy ý kiến của người dân.
Người dân thị trấn Đồng Lộc đi bỏ phiếu đóng góp ý kiến cho phương án thành lập xã Đồng Lộc trên cơ sở nhập 3 đơn vị, gồm: thị trấn Đồng Lộc, xã Thượng Lộc và xã Mỹ Lộc với diện tích 70,55 km2, quy mô dân số 27.783 người. Tại huyện Kỳ Anh, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nên trên 36.000 phiếu lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã dự kiến sẽ hoàn tất trong ngày hôm nay. Ảnh: Các tổ công tác huyện Kỳ Anh đến tận hộ gia đình để lấy ý kiến. Các xã thành lập các tổ phát phiếu (5 - 13 người) đến tận hộ gia đình vừa tuyên truyền, phổ biến vừa tổ chức cho người dân đóng góp ý kiến qua phiếu. Nhờ triển khai bài bản nên người dân Kỳ Anh tham gia trách nhiệm, nhiệt tình, sôi nổi vào quá trình lấy ý kiến cho hoạt động mang tính chất lịch sử. Dự kiến việc lấy ý kiến người dân sẽ được triển khai đến ngày 24/4. Trên cơ sở biên bản kiểm phiếu của các tổ phát phiếu, UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện (qua phòng nội vụ), HĐND cấp xã kết quả lấy ý kiến Nhân dân. Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp xã gửi đến, UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ), HĐND cấp huyện.
Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, hoàn thiện đề án gửi HĐND các cấp xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 26/4/2025.
Hôm nay (12/5), Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12-17/5), với trọng tâm là công tác lập hiến, lập pháp.
Sở Tư pháp Hà Tĩnh nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhằm tạo cơ sở hiến định triển khai đồng bộ, thống nhất chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy từ Trung ương đến cơ sở.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật và dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Bộ Nội vụ cho hay, có 3.039/3.193 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp bảo đảm quy định về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số (đạt tỷ lệ 95,18%).
Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc 10/5 để thảo luận tại hội trường và ở tổ về các dự thảo sửa đổi Luật Quảng cáo, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch; Luật Sử dụng năng lượng, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa có văn bản tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng phải đánh thuế nước ngọt sớm hơn, không thể để thế hệ con em tới khi bị béo phì, nhiễm bệnh mới có biện pháp ngăn ngừa.
Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh thành để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), hướng tới nền công vụ thống nhất, hiện đại, tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy và quản trị quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cần tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong phòng cháy, chữa cháy rừng với tinh thần "phòng là chính".
Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch UBND cấp xã.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
20 chi cục thuế khu vực và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sẽ được tổ chức lại lần lượt thành 34 thuế và 34 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ ngày 1/8, sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, vì vậy, nhiều chức danh sẽ không còn sau khi thực hiện sáp nhập xã.
Hôm nay (2/5), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình 1980/Ttr-BNV gửi Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh năm 2025.
Dự kiến, trung tâm phục vụ hành chính công sẽ hỗ trợ UBND xã việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa bàn.
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng ban.
Khi nhập nhiều đơn vị hành chính thành một đơn vị mới cùng cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ định lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định lãnh đạo UBND cấp xã.