Hà Tĩnh triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống Thuế đến năm 2030

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thuế Hà Tĩnh đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại.

Thay mặt UBND tỉnh Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành chỉ thị về việc triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống Thuế đến năm 2030.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Cục Thuế tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Tổ chức tốt hoạt động của Ban Chỉ đạo nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nội dung cải cách hiện đại hóa ngành Thuế.

Hà Tĩnh triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống Thuế đến năm 2030

Cán bộ Cục Thuế Hà Tĩnh rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, hộ kinh doanh là khách hàng sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền.

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo đúng yêu cầu và lộ trình, thời gian của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, phù hợp với chương trình cải cách hành chính và yêu cầu thực tế của Tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã trong việc triển khai thực hiện các chương trình cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế.

Tham gia hoàn thiện các chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế theo thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo thống nhất, công bằng, hiệu quả. Trong đó, tập trung trọng tâm vào một số lĩnh vực như: chống chuyển giá; hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới, đại lý thuế; cải cách thủ tục hành chính về thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo nguồn thu cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninhtrên địa bàn tỉnh cũng như cả nước.

Triển khai thực hiện tốt các ứng dụng hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Thực hiện công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính điện tử liên thông giữa Cục Thuế và các cơ quan quản lý nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết cho người nộp thuế; duy trì và mở rộng các hình thức giao dịch điện tử trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế từ cấp độ 3 trở lên đối với doanh nghiệp và tổ chức. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử; tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế như là một biện pháp hiệu quả để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và giảm khiếu nại sau thanh tra, kiểm tra thuế.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thuế đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại. Phối hợp các ngành, các cấp và các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật thuế, tuyên truyền sâu rộng về Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tới mọi tổ chức và tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành pháp luật thuế.

Sở TT&TT, Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Tĩnh phối hợp với cơ quan thuế và các đơn vị có liên quan xây dựng các chương trình, nội dung cụ thể để tuyên truyền về Chiến lược cải cách hệ thống Thuế đến năm 2030; tuyên truyền chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân, người nộp thuế hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế; biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê phán mạnh mẽ, các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Sở TN&MT tăng cường phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin, chia sẻ dữ liệu về đất đai phục vụ công tác quản lý thuế tại cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính các khoản thu liên quan đến đất, giải quyết các vướng mắc về cơ chế chính sách đất đai.

Phối hợp cung cấp thông tin về các trường hợp được cấp phép, và quản lý sản lượng khai thác để kiểm soát được thông tin kê khai sản lượng khai thác trên tờ khai về phát sinh nghĩa vụ thuế… để đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách liên quan đến đất đai vào ngân sách Nhà nước.

Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc quản lý các Văn phòng đại diện, Chi nhánh các công ty, thương nhân nước ngoài trên địa bàn Tỉnh; cung cấp bản sao Giấy phép hoạt động, quảng cáo, xúc tiến thương mại… đã được Sở Công Thương cấp phép hoạt động để cơ quan thuế làm cơ sở quản lý và thu thuế theo đúng quy định.

Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh thực hiện chống buôn lậu và gian lận thương mại gắn với việc chống trốn thuế đồng thời tăng cường phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận thương mại, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, trốn lậu thuế.

Công an tỉnh tăng cường phối hợp, chia sẻ với cơ quan thuế trong việc khai thác cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia trên địa bàn theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để kịp thời phát hiện, điều tra xử lý các trường hợp thành lập doanh nghiệp để thực hiện hành vi mua bán hóa đơn, các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để gian lận, kê khai thuế nhằm mục đích trốn thuế,..., kiểm soát người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ góp phần chống thất thu thuế, thu hồi các khoản tiền thuế bị thất thoát cho ngân sách nhà nước; đẩy mạnh điều tra, xử lý các vụ án trốn thuế, gian lận về thuế đã được phát hiện để đưa ra xét xử trước pháp luật nhằm giáo dục, răn đe phòng ngừa chung.

Sở KH&ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, tổ chức tốt hoạt động của bộ phận “Một cửa liên thông” trong việc cấp đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, đăng ký mẫu dấu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, người dân thực hiện thủ tục hành chính. Tổ chức tốt việc thực hiện liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh sau khi có văn bản pháp lý quy định. Triển khai thực hiện tốt việc trao đổi thông tin về hộ kinh doanh giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hộ kinh doanh và Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Duy trì và mở rộng các hình thức giao dịch điện tử trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế từ cấp độ 3 trở lên đối với doanh nghiệp và tổ chức; tập trung hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân sử dụng các hình thức giao dịch điện tử phù hợp... nhằm tạo điều kiện hơn nữa và giảm chi phí tuân thủ của người nộp thuế. Phối hợp trao đổi thông tin về tình hình cấp giấy phép đầu tư và khả năng thực hiện các dự án đầu tư phục vụ công tác hoàn thuế của cơ quan thuế.

Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh triển khai đồng bộ hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu về thu, nộp ngân sách nhà nước giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước theo “số tham chiếu” trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước và mã định danh của khoản phải nộp.

Kho bạc Nhà nước phối hợp với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, các cơ quan liên quan tuyên truyền đến tổ chức, người dân nộp thuế, phí, lệ phí qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và qua các kênh giao dịch hiện đại của các Ngân hàng thương mại như internet banking, mobile banking, ATM, qua máy POS… nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là đối với cá nhân, cá nhân kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh phối hợp với cơ quan Thuế hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định và khuyến khích người nộp thuế thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí không dùng tiền mặt; phối hợp thực hiện tốt công tác nộp thuế, hoàn thuế điện tử, dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động (Etax mobile); phối hợp với cơ quan Thuế khi có yêu cầu cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế và thực hiện các quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Các sở: Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tư pháp thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế để tăng cường các biện pháp quản lý đối với các khoản thu liên quan đến các lĩnh vực: kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản, khai thác tài nguyên khoáng sản, hoạt động xây dựng cơ bản, hoạt động vận tải...; đồng thời, triển khai xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngành để xây dựng kho dữ liệu tập trung, phục vụ cho việc khai thác thông tin và quản lý người nộp thuế.

Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Thuế trong việc hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; thẩm định các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực thuế.

UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thuế trong công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế trên địa bàn, trong đó, tăng cường quản lý, khai thác nguồn thu đối với các hộ, cá nhân kinh doanh. Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách pháp luật về thuế tại địa phương để người dân hiểu và chấp hành tốt pháp luật thuế...

Chủ đề Thu ngân sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast