Tăng tính chủ động trong quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi không chỉ tăng tính chủ động, nâng cao trách nhiệm trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách mà còn khuyến khích các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi.

Quy định về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu và phân cấp nhiệm vụ chi các cấp ngân sách địa phương giai đoạn 2022-2025; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 là một trong những nội dung quan trọng được xem xét tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Tăng tính chủ động trong quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Quy định này được áp dụng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao; các đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước.

Theo đó, Quy định đã cụ thể hóa các nội dung, gồm:

Đối với ngân sách cấp tỉnh: quy định các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách huyện, thành phố, thị xã (gọi tắt là ngân sách cấp huyện) và ngân sách xã, phường, thị trấn (ngân sách cấp xã); chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả nợ gốc, trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do cấp tỉnh vay; chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính; chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương; chi thực hiện các đề án, chế độ, chính sách theo quy định; các chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho cấp tỉnh quản lý; chi đối ứng các dự án, chương trình mục tiêu; chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách tỉnh; chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới; chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại khoản 9, Điều 9 của Luật Ngân sách Nhà nước.

Đối với ngân sách cấp huyện: quy định các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp huyện và các cấp ngân sách thực hiện; chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên.

Đối với ngân sách cấp xã: quy định các khoản thu được hưởng 100%; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp xã với các cấp ngân sách thực hiện theo quy định; chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên.

Tăng tính chủ động trong quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh

Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Văn Ngọc trình bày “Tờ trình quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2022 - 2025; định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022” tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh.

Việc đưa ra các phương án phân cấp nguồn thu được phân cấp triệt để cho các địa phương nhằm tạo tính chủ động trong cân đối và khai thác các nguồn thu. Từ đó, phân cấp nguồn thu trong thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 cơ bản đạt mục tiêu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đồng thời, thực hiện cơ chế đặc thù phân cấp nguồn thu đối với tiền sử dụng đất cho các đô thị và các địa phương thực hiện xây dựng huyện NTM hoàn toàn phù hợp với chủ trương của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025.

Việc phân cấp nguồn thu không chỉ huy động triệt để các nguồn lực cho các huyện còn khó khăn trong xây dựng NTM như Hương Khê, Kỳ Anh mà còn tạo điều kiện giúp những địa phương nâng cao tiêu chí để đạt chuẩn NTM nâng cao (Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà) và đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Nghi Xuân).

Bên cạnh đó, tăng cường quản lý và mở rộng nguồn thu; nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án lớn, trọng điểm, dự án liên kết vùng, địa phương, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh, điều tiết nguồn thu cho việc thực hiện nhiệm vụ chung của tỉnh và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương.

Trên cơ sở phân cấp nguồn thu, việc phân cấp nhiệm vụ chi đã đảm bảo theo quy định của Luật ngân sách năm 2015 và căn cứ tình hình thực tế tại địa phương. Theo đó, các định mức chi năm 2022 của các cấp đều có điều chỉnh tăng so với giai đoạn 2017-2021.

Ngoài ra, phân cấp rõ trách nhiệm đến từng cấp ngân sách và phù hợp với phân cấp nguồn thu, quản lý hạ tầng, KT-XH trên địa bàn, có tính kế thừa những ưu điểm của giai đoạn trước; thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính - ngân sách đồng bộ, toàn diện; tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách ở các cấp, các ngành.

Tăng tính chủ động trong quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách Nguyễn Thị Thúy Nga.

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga cho biết: “Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách được áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 đã được Quốc hội quy định kéo dài thời gian thời kỳ ổn định sang năm 2021 đến nay đã gần hết hiệu lực.

Để có cơ sở xây dựng, điều hành ngân sách cho giai đoạn 2022 - 2025 (thời kỳ ổn định ngân sách mới) việc ban hành quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu và phân cấp nhiệm vụ chi các cấp ngân sách địa phương giai đoạn 2022-2025; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 áp dụng cho giai đoạn 2022-2025 là cần thiết".

Tăng tính chủ động trong quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh

Các cơ chế, chính sách được HĐND tỉnh ban hành tạo điều kiện để TP Hà Tĩnh huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Bà Nga viện dẫn, căn cứ vào quy định mới, ngân sách TP. Hà Tĩnh sẽ được hưởng 100% đối với các khoản như: 1. Tiền sử dụng đất tại 3 khu hạ tầng gồm: khu dân cư Đồng Bàu Rạ; khu dân cư phía Nam đường Nguyễn Du, phường Thạch Quý; khu dân cư tổ 4 và tổ 7 phường Hà Huy Tập; 2. Tiền sử dụng đất tại một số khu đất xen lẫn trong các khu dân cư để thực hiện chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng (tổng diện tích các khu đất dự kiến không quá 50 ha); 3. Tiền sử dụng đất tại một số khu đất gắn với các tuyến đường trục chính đô thị, kết nối giữa khu vực trung tâm với các phường, xã vùng ven này (tổng diện tích các khu đất không quá 50 ha); 4. Tiền sử dụng đất tại hạ tầng các khu tái định cư phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố; tiền sử dụng đất thuộc các khu hạ tầng sử dụng vốn vay Bộ Tài chính.

“Do vậy, các cơ chế, chính sách này đã tạo điều kiện để TP. Hà Tĩnh huy động nguồn lực phát triển KT-XH”, bà Nga nói.

Chủ đề HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Điều hòa không có lỗi!

Điều hòa không có lỗi!

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa được rất nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước quan tâm và cũng từ đây xuất hiện nhiều câu hỏi.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.