Tổng Thanh tra nói về 3 năm “dẫm chân” trong bảng xếp hạng tham nhũng

Bình luận về thứ hạng không thay đổi của Việt Nam trong 3 năm qua trên bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng mới công bố, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận định, đánh giá này phù hợp với tình hình tham nhũng tại Việt Nam.

Tại tọa đàm “Chung tay phòng, chống tham nhũng vì sự phát triển” tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 9/12, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận được đề nghị bình luận về việc tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (PCI) năm 2014, cho thấy Việt Nam được 31/100 điểm, xếp thứ 119/175 quốc gia và vũng lãnh thổ và xếp thứ 18 trên tổng số 28 nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điểm số CPI của Việt Nam, theo đó, không thay đổi trong 3 năm liên tiếp (2012- 2014) và tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận định, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam không thay đổi trong 3 năm là phù hợp với tình hình thực tế.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận định, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam không thay đổi trong 3 năm là phù hợp với tình hình thực tế.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng nhận câu hỏi, trong thời gian 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, ông có kế hoạch gì cụ thể để có thể thay đổi, cải thiện thứ hạng đã “dậm chân” suốt thời gian qua của Việt Nam?

Nhận định cách đặt vấn đề hoàn toàn chính đáng, phù hợp, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh giải thích, có nhiều công cụ khác nhau để đánh giá tình hình, kết quả của công tác phòng chống tham nhũng cũng như có nhiều cơ quan tổ chức khác nhau tham gia đánh giá về việc này.

“Đánh giá về tình hình tham nhũng tại Việt Nam của TI không tăng, không giảm trong 3 năm qua là phù hợp với đánh giá của chính Việt Nam, nghĩa là thực tế tham nhũng chưa được cải thiện, vẫn còn nghiêm trọng trong khu vực công, chúng ta cần nỗ lực hơn, cần nhiều giải pháp phòng ngừa hơn nữa. Vậy nên chúng ta chưa hài lòng với kết quả này” – Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh trả lời.

Chia sẻ thêm quan điểm về vấn đề này, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng phân tích, hiện có nhiều chỉ số để phản ánh tình hình tham nhũng và kết quả công cuộc chống tham nhũng của các quốc gia. Ở Việt Nam cũng có nhiều chỉ số được xây dựng như Papi - chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh, PCI – chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, có nội dung đánh giá về tình hình tham nhũng và kết quả chống tham nhũng hàng năm…

Việc Việt Nam đạt 31/100 điểm – số điểm không thay đổi trong 3 năm qua, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, ngay khi chỉ số này vừa được công bố, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhắc đến việc này.

Ông Lượng cũng xác nhận, chỉ số cảm nhận tham nhũng này phù hợp với đánh giá của Việt Nam, nhà nước đã cố gắng “làm mạnh”, “chống mạnh” và có những lĩnh vực đã có chuyển biến rõ rệt nhưng nhìn chung, người dân vẫn rất bức xúc về thực trạng tham nhũng, tham nhũng vẫn gây nhiều thiệt hại lớn cho xã hội, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tuy nhiên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giải thích thêm, về mặt kỹ thuật, nếu mỗi quốc gia có thay đổi 3 điểm có nghĩa là tình hình tham nhũng có sự thay đổi lớn. Ông Lượng so sánh điểm số của Trung Quốc trên bảng xếp hạng này: Năm 2013, quốc gia này đạt 40 điểm nhưng năm nay bị tụt 4 điểm, chỉ còn 36 điểm. Điều đó có nghĩa Trung Quốc bị đánh giá là tình hình tham nhũng đang tăng lên trong khi cuộc chiến với quốc nạn của nước này đang được đẩy rất mạnh.

So với các nước đã nỗ lực nhiều mà vẫn tụt hạng như vậy, ông Lượng cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cần cố gắng nhiều hơn nữa, sử dụng nhiều diễn đàn, công cụ để việc ngăn ngừa tham nhũng hiệu quả hơn.

Theo P.Thảo/Dân trí

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast