Xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi xâm hại trẻ em

(Baohatinh.vn) - Sáng 11/9, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn chủ trì đoàn giám sát làm việc về thực hiện chính sách pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em giai đoạn 2015-2019 tại các sở: Y tế, GD&ĐT, VH-TT&DL và Tỉnh đoàn.

Xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi xâm hại trẻ em

Đại biểu tham dự buổi giám sát

Tại buổi làm việc, đoàn giám sát đã được nghe báo cáo của các đơn vị về việc thực hiện chính sách pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo báo cáo, từ năm 2015 đến nay có 1 trẻ bị xâm hại tình dục trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Nhà trường đã phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ vụ việc, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “hiếp dâm trẻ em”. Sau khi vụ việc xảy ra, nhà trường thường xuyên động viên, quan tâm và theo dõi, giúp đỡ học sinh bị xâm hại.

Xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi xâm hại trẻ em

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt: Tại sao phần lớn đối tượng thực hiện hành vi xâm hại lại chính là những người phải có nghĩa vụ chăm sóc trẻ em? Cần có chiến lược cụ thể để giải quyết vấn đề này.

Đoàn giám sát cũng được nghe báo cáo của Sở VH-TT&DL. Theo đó, hình thức xâm hại trẻ em chủ yếu vẫn là bạo lực thể xác. Đối tượng gây ra bạo lực gia đình đối với trẻ em chủ yếu là do người ruột thịt trong gia đình. Hầu hết các vụ việc được xử lý kịp thời.

Sở VH-TT&DL đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn tỉnh.

Xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi xâm hại trẻ em

Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh Đào Anh Nga: Trẻ em nông thôn, vùng sâu vùng xa là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị xâm hại. Cần có các giải pháp cụ thể trong thời gian tới nhằm hạn chế tối đa việc xâm hại đối với nhóm đối tượng này.

Trong những năm qua, Sở Y tế đã có những hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế chủ động sàng lọc, phát hiện, chăm sóc sức khỏe, điều trị, tư vấn cho các nạn nhân bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em. Công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe, tư vấn tâm lý cho trẻ em bị hại được thực hiện đúng theo quy định của ngành và được quan tâm, phù hợp với tính chất, đặc điểm của trẻ bị xâm hại...

Tỉnh đoàn – Hội đồng Đội tỉnh đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT tăng cường hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trang bị kiến thức, kỹ năng tự phòng, chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em. Tổ chức hơn 15.000 buổi tuyên truyền, phát thanh phòng, chống xâm hại trẻ em tại các cơ sở đoàn, đội; 12 lớp tập huấn, trại huấn luyện cấp tỉnh, 130 lớp tập huấn cấp huyện có nội dung trang bị các kiến thức phòng chống xâm hại trẻ em cho đội ngũ cán bộ đoàn, đội…

Xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi xâm hại trẻ em

Trưởng ban Dân chủ, Pháp luật UBMTTQ tỉnh Phạm Thị Thu Hà: Công tác tuyên truyền đã được các cơ quan, ban ngành làm tốt. Tuy nhiên, khi vụ việc được phát hiện, việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị vẫn còn vướng mắc

Các đơn vị cũng đưa ra các kiến nghị, đề xuất như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về xâm hại trẻ em cho địa phương; Quốc hội, các bộ, ngành sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan; tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các ngành, cơ quan; thẩm định các sản phẩm văn hóa cho thiếu nhi, quản lý sử dụng internet…

Tại buổi giám sát, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn cùng các thành viên đánh giá cao sự vào cuộc của các sở, ngành trong việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, y tế, giáo dục cho trẻ trên địa bàn toàn tỉnh.

Xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi xâm hại trẻ em

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại buổi giám sát

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh nhấn mạnh, xâm hại trẻ em là vấn đề có chiều hướng diễn biến phức tạp, cần tiếp tục được quan tâm hơn nữa. Các cấp, ngành cần có thái độ nghiêm túc, xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi xâm hại. Ngoài quan tâm các nhóm đối tượng cần được bảo vệ, cần phân tích kỹ hơn những vấn đề của nhóm đối tượng gây ra hành vi, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể.

Các ngành chức năng, theo trách nhiệm của mình tiếp tục giám sát, bảo đảm an toàn cho trẻ em. Tiếp tục tạo điều kiện, quan tâm tới công tác thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast