Tháng 9/2021: Hàng loạt quy định mới quan trọng có hiệu lực thi hành

Hàng loạt trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép, tăng mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công, giảm 50% phí chuyển tiền liên ngân hàng…cùng nhiều chính sách quan trọng sẽ có hiệu lực từ tháng 9-2021.

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai có hiệu lực từ 1-9. Theo đó, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động gồm:

Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm…;

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm; Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm; Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ…

Tháng 9/2021: Hàng loạt quy định mới quan trọng có hiệu lực thi hành

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT với nhiều quy định mới liên quan đến cấp “sổ đỏ” có hiệu lực từ 1-9

Nghị định 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ về các quy định liên quan đến mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công quy định, từ 15-9, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng.

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh.

Theo Thông tư 13/2021/TT-NHNN về sửa đổi Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1-9, Ngân hàng Nhà nước đồng ý giảm 50% mức phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến hết 30-6-2022, gồm:

Phí giao dịch thanh toán qua Tiểu hệ thống thanh toán giá trị chỉ còn tối thiểu là 1000 đồng/món và tối đa là 25.000 đồng/món (đối với giao dịch trước 15h30 trong ngày); tối thiểu là 2.000 đồng/món và tối đa là 50.000 đồng/món (đối với giao dịch sau 15h30 đến khi hệ thống dừng nhận giao dịch). Phí giao dịch thanh toán qua Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp là 1.000 đồng/món.

Nghị định 78/2021/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai, có hiệu lực 15-9 nêu rõ, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng vũ trang đóng ½ của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng 1/2 của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 1 lần theo 1 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.

Quyết định 24/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025,

Theo đó, từ 1-9, quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm gồm 6 bước: Lập danh sách hộ gia đình cần rà soát; Tổ chức rà soát, phân loại hộ gia đình; Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát; Niêm yết, thông báo công khai; Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND cấp huyện; Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

Theo ANTĐ

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).