Chính thức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Bộ LĐ-TB&XH chính thức trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 để áp dụng từ ngày 1/7 tới, trùng với thời điểm cải cách tiền lương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ LĐ-TB&XH đã có Tờ trình số 15/TTr-BLĐTBXH trình Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, lương tối thiểu vùng đang được duy trì gần 2 năm nay theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.

Qua tính toán của bộ phận kỹ thuật thuộc Hội đồng tiền lương quốc gia, với dự kiến CPI năm 2024 tăng 4% - 4,5% thì mức lương tối thiểu hiện nay không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại thời điểm năm 2024 (thấp hơn khoảng 4%).

Ngày 12/1/2024, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có báo cáo gửi Chính phủ khuyến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, áp dụng từ 1/7/2024.

Cùng với đó, các yếu tố về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, khả năng của doanh nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn so với năm 2022. Chẳng hạn, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2023 đạt 5,05%, quý I năm 2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Cạnh đó, thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn. Tiền lương, thu nhập của người lao động tiếp tục ổn định và tăng lên, quý sau cao hơn quý trước.

Từ ngày 1/7, tiền lương của các đối tượng thuộc khu vực công sẽ được điều chỉnh tăng. Do vậy, nếu không điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động thuộc khu vực có quan hệ lao động sẽ không bảo đảm cân đối và phát sinh so sánh, so bì giữa các khu vực.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng là rất cần thiết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%, tương ứng tăng từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng.

Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Cụ thể, vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280 nghìn đồng); vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250 nghìn đồng); vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220 nghìn đồng); vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200 nghìn đồng).

Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên cao hơn so với mức sống tối thiểu của người lao động dự kiến đến hết năm 2024. Cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất mức lương tối thiểu/giờ. Cụ thể, vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Mức lương tối thiểu/giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH.

Đánh giá của giới chuyên gia, việc xây dựng Nghị định quy định mức lương tối thiểu để áp dụng cho năm 2024 rất cần thiết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, tăng tiền lương của người lao động phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2019. Đồng thời, cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp tình hình thực tiễn.

vtv.vn

Đọc thêm

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chính sách BHYT ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột an sinh, giúp nhiều người bệnh ở Hà Tĩnh tiếp cận kỹ thuật hiện đại, giảm gánh nặng chi phí điều trị.
[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời thu hút thêm người tham gia BHXH.
Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã triển khai cùng lúc nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực nhằm giúp các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, việc hỗ trợ những mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững ngày càng phát huy hiệu quả.
Kết quả thực hiện 5 năm giảm nghèo ở Đức Thọ

Kết quả thực hiện 5 năm giảm nghèo ở Đức Thọ

Nhờ triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp, 5 năm qua, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giảm nghèo. Với nhiều cách làm sáng tạo, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Đức Thọ giảm đáng kể.
Chủ tịch UBND tỉnh chung vui với người dân có nhà ở mới

Chủ tịch UBND tỉnh chung vui với người dân có nhà ở mới

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải - Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã đến dự lễ khánh thành, bàn giao nhà ở thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Hương Sơn.
Những người "dệt lưới" an sinh

Những người "dệt lưới" an sinh

Cần mẫn đưa chính sách an sinh đến với từng người, từng nhà, những nhân viên dịch vụ thu BHXH Hà Tĩnh được ví như người “dệt lưới”, giúp nhiều người có chỗ dựa vững chắc…