Công bố 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV vừa thông qua 3 Nghị quyết tại phiên họp thứ 6.

3 Nghị quyết trên gồm: 1- Nghị quyết số 333/2017/UBTVQH14 ngày 11/1/2017 về ban hành Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức; 2- Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/1/2017 về ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội; 3- Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 ngày 19/1/2017 quy định về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

cong bo 3 nghi quyet cua uy ban thuong vu quoc hoi

Nghị quyết số 333/2017/UBTVQH14 ban hành Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức nêu rõ: Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.

Hình thức phối hợp gồm: Ban hành văn bản liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; cung cấp thông tin, tài liệu; trao đổi ý kiến, tổ chức cuộc họp hoặc làm việc trực tiếp; thông báo bằng văn bản; kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp.

Hai bên sẽ phối hợp trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của các tòa án quân sự; phối hợp trong công tác điều động, luân chuyển cán bộ Tòa án quân sự; cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân và dự toán kinh phí hoạt động của các Tòa án quân sự. Khi cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trao đổi, phối hợp về các nội dung khác trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.

Theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội, Quy chế này quy định chi tiết về trình tự, thủ tục xây dựng, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; điều hòa hoạt động của các đoàn giám sát chuyên đề, hoạt động giải trình tại các cơ quan của Quốc hội; xem xét việc thực hiện các nghị quyết, kiến nghị giám sát; một số nội dung về công tác bảo đảm, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát.

Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện hoạt động giám sát theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Quy chế này.

Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 quy định nhiệm vụ của Chính phủ trong việc tổ chức lập; nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội trong việc thẩm tra; nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước trong việc trình Quốc hội và tham gia xem xét, thẩm tra cùng với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc cho ý kiến với các báo cáo.

Cụ thể, trình Quốc hội quyết định về kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương; việc lập lại hoặc điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh đó, trình Quốc hội tham khảo kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia khi xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương hàng năm.

Đồng thời, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách nhà nước, bổ sung dự toán số tăng thu ngân sách nhà nước, phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương; cho ý kiến đối với các chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo Chinhphu.vn

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã tuyên dương, khen thưởng 3 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.