Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

(Baohatinh.vn) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại thành phố Hà Nội, chiều 29/11, đoàn công tác Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh do Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn dẫn đầu có buổi làm việc với huyện Gia Lâm về phát triển, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Cùng đi có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Nguyễn Thị Nữ Y, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Đặng Quốc Vinh, Dương Tất Thắng; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Gia Lâm chia sẻ những kinh nghiệm, kết quả xây dựng, phát triển và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn cũng như công tác quản lý, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong quá trình đi vào hoạt động.

Theo đó, đến nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 7 cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề với diện tích là 216,8ha, bao gồm: Phú Thị - Dương Xá, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Bát Tràng, Hapro Lệ Chi, Lâm Giang, Đình Xuyên.

Trong đó, cụm: Ninh Hiệp, Hapro, Bát Tràng và Phú Thị đã đi vào hoạt động ổn định; cụm: Đình Xuyên, Lâm Giang, phần mở rộng cụm công nghiệp Phú Thị đang tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Tiếp và làm việc với đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh có Phó Bí thư thành ủy TP Hà Nội Đào Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cùng lãnh đạo huyện Gia Lâm và các sở, ngành liên quan.

Đặc biệt, tại cụm công nghiệp Phú Thị được quy hoạch là cụm công nghiệp đa ngành nghề có tổng diện tích là 52,8ha; giai đoạn 1 đã được triển khai với diện tích là 20,2ha. Hiện có 35 doanh nghiệp thuê đất đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 100% với 6.500 lao động (trong đó lao động địa phương khoảng 4.900 lao động).

Cụm công nghiệp có nhiều ngành nghề như: Sản xuất điện nhẹ, linh kiện điện tử viễn thông, đồ gia dụng, máy phát điện, gỗ, thiết bị cơ khí, thiết bị vệ sinh…

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp tại CCN Phú Thị là 8.500 tỷ đồng, số tiền nộp thuế vào ngân sách hàng năm khoảng 982 tỷ đồng.

Thay mặt đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cảm ơn sự đón tiếp và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển, thu hút đầu tư của huyện Gia Lâm.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cảm ơn sự đón tiếp và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển, thu hút đầu tư của huyện Gia Lâm

Bí thư Tỉnh ủy cho biết, những năm qua, Hà Tĩnh cũng đã triển khai nhiều chương trình, chính sách thu hút đầu tư vào địa bàn và đã đạt được những kết quả nhất định. Những kết quả, kinh nghiệm của Gia Lâm sẽ là bài học để tỉnh học tập, triển khai trong thời gian tới.

Cũng trong chuyến công tác, đoàn lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đến tham quan Công ty TNHH Điện Stanley (DN liên doanh giữa Nhật Bản với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội) tại cụm công nghiệp Phú Thị và thăm Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh tham quan Công ty TNHH Điện Stanley (DN liên doanh giữa Nhật Bản với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, tại cụm công nghiệp Phú Thị)

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Công ty TNHH Điện Stanley là đơn vị chuyên về sản xuất các loại đèn và linh kiện đèn cho ô tô, xe máy, thiết bị chiếu sáng trong nhà và công cộng. Sau 23 năm đầu tư tại Việt Nam (1996 - 2019), Công ty đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện, công ty tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.000 lao động.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Đoàn tham quan làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Làng gốm sứ Bát Tràng hay còn gọi tắt là làng gốm Bát Tràng, thuộc hai thôn gồm Bát Tràng và Giang Cao nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống về gốm sứ ở Việt Nam. Nơi đây không chỉ lưu giữ được những nét văn hóa của một làng nghề truyền thống mà còn nổi tiếng về làm gốm sứ hàng đầu ở nước ta. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, Bát Tràng ngày nay còn là điểm du lịch thú vị đối với nhiều du khách muốn tìm hiểu và biết về kỹ nghệ làm gốm sứ lâu đời bậc nhất còn truyền được đến ngày nay.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bù lại tốc độ 3 năm đầu nhiệm kỳ

Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bù lại tốc độ 3 năm đầu nhiệm kỳ

Sáng 7/9, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng để trong năm nay và năm 2025 có mức tăng trưởng cao hơn, bù lại cho 3 năm đầu nhiệm kỳ tăng trưởng chậm vì ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Ứng phó bão số 3 với tinh thần chủ động cao nhất

Ứng phó bão số 3 với tinh thần chủ động cao nhất

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu tất cả các đơn vị, địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 3, trong đó có Hà Tĩnh cần tập trung với tinh thần chủ động cao nhất để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão, hoàn lưu bão gây ra.
Bộ Công an có thư khen Công an Hà Tĩnh

Bộ Công an có thư khen Công an Hà Tĩnh

Trung tướng Nguyễn Văn Long - Thứ trưởng Bộ Công an thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an vừa có thư khen Công an tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh triệt phá tổ chức tội phạm xuyên quốc gia ở Lào.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.