Quy định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, theo quy định của Bộ Chính trị.

Quy định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước

Từ trái qua: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Giang Huy

Bộ Chính trị mới ban hành quy định nêu trên trong kết luận về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở.

Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, gồm: Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng VKSND tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng; Phó Chủ tịch Quốc hội.

Các chức danh thuộc Bộ Chính trị quản lý được chia thành ba bậc. Bậc một gồm Ủy viên Trung ương chính thức; Trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng biên tập báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản; Ủy viên Thường vụ Quốc hội (Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Trưởng ban Công tác đại biểu, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Thường vụ Quốc hội).

Bậc hai gồm bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng kiểm toán Nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội Trung ương; Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Mặt trận Tổ quốc VN; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối trực thuộc Trung ương; Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, UBND Hà Nội và TP HCM; Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Bậc ba gồm Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN và Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ VN; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng giám đốc TTXVN, Đài Tiếng nói VN, Đài Truyền hình VN.

Các chức danh thuộc diện Ban Bí thư quản lý được chia thành ba bậc. Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng quy định khung chức danh, chức vụ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.

Theo kết luận của Bộ Chính trị, các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị được hình thành, phát triển qua nhiều giai đoạn, cơ bản ổn định, đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, do chưa có quy định tổng thể, đồng bộ, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều thứ bậc, nên việc vận dụng chức vụ tương đương trong sắp xếp, bố trí cán bộ và thực hiện chính sách còn nhiều bất cập. Việc rà soát, sắp xếp chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở là cần thiết.

Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục rà soát, sắp xếp chức danh, chức vụ theo phân cấp quản lý, có kế thừa, ổn định; chỉ điều chỉnh những vị trí bất hợp lý hoặc chưa được sắp xếp; một người đảm nhiệm nhiều chức vụ thì lấy chức vụ cao nhất để xác định chức danh lãnh đạo.

Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương xây dựng đề án danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo quản lý, chỉ huy trong quân đội và công an, đồng bộ với các chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị; Ban tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan thẩm định, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ và các cơ quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách về vị trí công tác, số lượng chức danh, chức vụ cán bộ; bảng lương chức vụ đồng bộ với bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị do Bộ Chính trị ban hành.

Theo Viết Tuân/VnExpress

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã tuyên dương, khen thưởng 3 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.